Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

An ninh năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi: Trợ cấp Giá bán lẻ, Tốc độ và Hiệu quả của khu vực tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước/Viện trợ phát triển chính thức chậm và gây lãng phí, tăng gánh nặng nợ công. Bước đầu tiên để cải thiện an ninh năng lượng - DPPA và loại bỏ các rào cản về quy định cho năng lượng mặt trời trên mái nhà (Yêu cầu cấp phép cao điểm 50KW là sự bảo hộ không hợp lí cho EVN).

Thứ năm, 08-06-2017 | 16:20:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: An ninh năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi: Trợ cấp Giá bán lẻ, Tốc độ và Hiệu quả của khu vực tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước/Viện trợ phát triển chính thức chậm và gây lãng phí, tăng gánh nặng nợ công. Bước đầu tiên để cải thiện an ninh năng lượng - DPPA và loại bỏ các rào cản về quy định cho năng lượng mặt trời trên mái nhà (Yêu cầu cấp phép cao điểm 50KW là sự bảo hộ không hợp lí cho EVN).

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: VFB (Nhóm công tác điện và năng lượng)

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

An ninh năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi: Trợ cấp Giá bán lẻ, Tốc độ và Hiệu quả của khu vực tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước/Viện trợ phát triển chính thức chậm và gây lãng phí, tăng gánh nặng nợ công. Bước đầu tiên để cải thiện an ninh năng lượng - DPPA và loại bỏ các rào cản về quy định cho năng lượng mặt trời trên mái nhà (Yêu cầu cấp phép cao điểm 50KW là sự bảo hộ không hợp lí cho EVN).


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương

Công văn: 4044/BCT - KH, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

  1. a) Đối với đề xuất loại bỏ rào cản về quy định năng lượng trên mái nhà

Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời nói chung và điện mặt trời trên mái nhà của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, ngày 11 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Theo Quyết định số 11, các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quyết định này là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 Uscents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD).

Tại Quyết định số 11, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ Công Thương và Tài chính như sau:

- Bộ Tài chính: Chủ trì nghiên cứu bổ sung quy định miễn các loại thuế, phí đối với các dự án trên mái nhà (công suất lắp đặt không quá 50 kW), trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Bộ Công Thương: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án nối lưới, dự án trên mái nhà và hướng dẫn thực hiện. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ soạn thảo Thông tư quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời; lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư qua trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương (đăng ngày 25 tháng 4 năm 2017); lấy ý kiến góp ý của các địa phương, đơn vị, tổ chức có liên quan (Công văn xin ý kiến số 3830/BCT-TCNL ngày 4 tháng 5 năm 2017). Các cơ chế thuận lợi để cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ được nghiên cứu, xem xét quy định tại Thông tư này nhằm sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn điện mặt trời mái nhà và phù hợp với các quy định hiện hành.

  1. b) Đối với đề xuất mua điện trực tiếp (DPPA)

Lộ trình áp dụng hợp đồng mua bán điện trực tiếp sẽ phù hợp với Lộ trình phát triển thị trường điện lực Việt Nam quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg thì khi nhà sản xuất điện và hộ tiêu thụ đáp ứng các yêu cầu, điều kiện thì có thể thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp. Các điều kiện để thực hiện thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được quy định tại Điều 9 của Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc (0)