Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Bãi bỏ Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP; Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thống nhất đầu mối quản lý sản phẩm thực phẩm

Thứ bẩy, 29-09-2017 | 10:20:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Bãi bỏ Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP; Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thống nhất đầu mối quản lý sản phẩm thực phẩm

Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ

Đơn vị kiến nghị: Các Hiệp hội: Sữa, Chè, Thủy sản, Eurocham, Ban đồ uống & thực phẩm Amcham

Công văn: 2360/PTM - VP, Ngày: 21/09/2017

Nội dung kiến nghị:

Vấn đề kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may theo quy định của Bộ Công Thương, thủ tục Xác nhận Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) quy định tại NĐ 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế là 2 vấn đề gây bức xúc cho các doanh nghiệp (DN) trong nhiều năm qua.

Vấn đề kiểm tra hàm lượng formaldehyt đã được Bộ Công Thương bãi bỏ. Riêng vấn đề xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP - mặc dù đã được Chính Phủ đánh giá là ”chưa được quy định trong Luật ATTP”, ”ít hiệu quả trong triển khai thực tiễn”, ”không còn được sử dụng trong quản lý ATTP của các quốc gia trên thế giới” cần sửa đổi (Báo cáo số 37/BC-CP ngày 3/2/2017 của Chính phủ về ATTP gửi Đoàn Giám sát Quốc hội), đã được Nghị quyết 19/2017 của Chính Phủ cùng kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc đối thoại ngày 13/5/2017 và trong chỉ đạo 321/TB-VPCP ngày 21/7/2017 yêu cầu phải bỏ - vẫn chưa được bãi bỏ.

Sau nhiều lần, và nhiều cơ quan, đơn vị, công luận kiến nghị vẫn không được Bộ Y tế (BYT) tiếp thu, hơn nữa còn đưa ra những lập luận có tính nguỵ biện, thiếu cơ sở như: phải giữ xác nhận công bố ATTP vì nguy cơ cao mất ATTP từ ‘rau 2 luống, lợn 2 chuồng’ (nhưng thực ra xác nhận công bố ATTP chỉ áp dụng cho sản phẩm bao gói sẵn, không áp dụng cho các thực phẩm tươi sống nói trên); hay nguy cơ mất ATTP là rất lớn nếu bỏ xác nhận công bố ATTP cho thực phẩm bao gói sẵn do ý thức kém của người dân (nhưng chính Báo cáo 37/BC-CP của Chính phủ đã xác định gần 98% ngộ độc thực phẩm là do bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, chứ không phải do thực phẩm bao gói sẵn; báo cáo này cũng thừa nhận xác nhận công bố ATTP là không có tác dụng quản lý ATTP), ngày 15/8/2017,  đại diện các Hiệp hội nêu trên đã tiếp tục tổ chức cuộc họp về vấn đề này. Dự họp, ngoài đại diện các Hiệp hội còn có Lãnh đạo Vụ Khoa Giáo – Văn xã (Văn phòng Chính phủ), đại diện 2 Bộ NN&PTNT và Bộ KH-CN, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI).

 Các bên tại cuộc họp đều đồng quan điểm và nhấn mạnh mong muốn đồng hành cùng Chính phủ để quản lý ATTP tốt hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở hợp pháp, có cơ sở khoa học và hội nhập; không nhiêu khê, hao tổn thời gian-tiền bạc và kém hiệu quả như hiện nay. Các Hiệp hội xin gửi kèm theo đây báo cáo kết quả cuộc họp. Các Hiệp hội xin  kiến nghị với Phó Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Hội đồng một số vấn đề sau đây:

1) Đề nghị bãi bỏ quy định cấp Giấy Xác nhận phù hợp quy định ATTP tại NĐ 38/2012/NĐ-CP do hiệu quả quản lý thấp và không có tác dụng bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng. Có thể xem xét thay quy định trên bằng quy định: nhà sản xuất (hoặc nhà kinh doanh thực phẩm có giấy ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất) phải tuân thủ quy định của BYT về ATTP bằng cách gửi tới BYT bản đăng ký chất lượng thực phẩm với đầy đủ các chỉ tiêu và mức giới hạn ATTP theo đúng quy định của BYT và đồng thời, công bố các chỉ tiêu, hàm lượng đó trên nhãn, bao bì sản phẩm và tài liệu kèm sản phẩm theo đúng quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Quy định của BYT về ATTP cho các sản phẩm, nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn phải được công khai, minh bạch. Mẫu Bản Đăng ký chất lượng thực phẩm do BYT quy định. Việc đăng ký được thực hiện bằng đường điện tử. Số đăng ký được Hệ thống cấp ngay sau khi BYT nhận được bản đăng ký đúng mẫu, điền đầy đủ nội dung quy định (tương tự như việc cấp số Tờ khai Hải quan hiện nay). Hồ sơ đăng ký do DN lưu, BYT kiểm tra khi cần thiết.

Bãi bỏ quy định về việc cấp Giấy Xác nhận phù hợp quy định ATTP tại NĐ 38/2012/NĐ-CP, đồng thời thay bằng quy định như đề xuất trên không ảnh hưởng công tác quản lý ATTP nhưng sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp hàng triệu ngày công mỗi năm.

2) Theo quy định hiện hành, ngoài việc phải được xác nhận Công bố phù hợp quy định ATTP, mỗi lô hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra thực tế về ATTP. Theo số liệu của Cục CNTT – TCHQ, năm 2016 có 163.960 lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra ATTP trước khi thông quan. Đây cũng là một gánh nặng thủ tục, chi phí cho DN kinh doanh lĩnh vực này. Để khắc phục tình trạng này, Nghị quyết 19 của Chính Phủ các năm 2015, 2016, 2017 đã yêu cầu các Bộ áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đến nay chưa có Bộ nào áp dụng. Thủ tục xin kiểm tra giảm ở Cục ATTP-Bộ Y Tế rất khó khăn, mất tới nhiều tháng. Thực hiện quy định của NQ 19, đề nghị Chính Phủ quy định chi tiết thực hiện khoản 3 Điều 39 Luật ATTP (“Chính phủ quy định cụ thể việc miễn kiểm tra nhà nước về ATTP đối với một số thực phẩm nhập khẩu”), theo hướng áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành nói chung, trong lĩnh vực kiểm tra ATTP nói riêng, theo đó: Miễn kiểm tra khi thông quan đối với thực phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ tốt pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện theo quy định tại các điều 66, 67 Luật ATTP.

3) Hiện nay, các Bộ quy định thủ tục quản lý ATTP không thống nhất gây khó khăn cho thực hiện. Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xin kiến nghị Chính Phủ quy định thủ tục quản lý ATTP tại nghị định này, nhất là quy định rõ nội hàm 3 phương thức kiểm tra quy định tại luật ATTP, khắc phục tình trạng mỗi Bộ quy định mỗi khác như hiện nay. Đồng thời quy định điều kiện, thủ tục xét áp dụng phương thức kiểm tra giảm một cách đơn giản để nhiều mặt hàng đã được kiểm tra được áp dụng phương thức kiểm tra này (hiện nay thủ tục rất phức tạp, tỷ lệ mặt hàng được áp dụng vô cùng nhỏ, thời gian được áp dụng quá ngắn).

4) Hiện nay, phần lớn các sản phẩm thực phẩm chịu sự quản lý của nhiều hơn 1 Bộ (nhất là kiểm tra ATTP của  Bộ y tế và kiểm dịch thú y của Bộ NN&PTNT).

Xin kiến nghị Chính Phủ xem xét và quy định chỉ có mặt hàng tươi sống mới phải kiểm dịch; và với mặt hàng vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra ATTP thì giao cho cơ quan kiểm dịch thực hiện. Giao cho cơ quan kiểm dịch sẽ là hợp lý, bởi lực lượng này luôn luôn trực tiếp tại cửa khẩu (hiện Bộ NN&PTNT đã giao cho cơ quan kiểm dịch thực hiện cả kiểm dịch và ATTP).


Đơn vị phản hồi: Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Bộ Tư pháp

Công văn: 6303 /BYT - ATTP, Ngày: 03/11/2017

Nội dung trả lời:

Liên quan đến 'dự thào Nghị định sửa đổi, bổ suiig một số điều của Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Ngày 08/9/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đấ chủ trì buổi đối thoại về các nộĩ đúng quy định tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số đỉều củá Nghị đinh 38/2012/NĐ-CP giữa các Bộ, ngành và các Hiệp hội liên quan. Tiếp theo buổi đối thoại này, ngày 19/9/2017, Bộ Y tế cũng đã chủ trì, tổ chức, cuộc họp giữa các Bộ, ngành, các Hiệp hội và doanh nghiệp có. ỉiên quan để thống nhất các nội dung quy định tại dự ứiậo. Theo đó, hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, rigành gấp rút hoàn thiện lại dự thảo Nghị định theo ý kiến chỉ đậo của Phó Thủ tướng tại buổi đối thoại và các ý kiến góp ý của buổi họp nói trên.

Đối với các kiến nghi tại công văn số 2360/PTM-VP do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổng họp, ngày 26/9/2017 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn số 4607/ATTP-PC gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam tròng đó đã trả lòi các kiến nghị nêu tại công văn số 2360/PTM-VP về sửa đồi, bổ sung Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (xin gửi kèm công văn số 4607/ATTP-PC ngày 26 tháng 9 năm 2017 củá Cục An toản thực phẩm - Bộ Y tế).

Cục An toản thực phẩm - Bộ Y tế

Ngày 08/9/2017, Phó Thủ tưóng Chính phủ Yũ Đức Đam đa chủ trì buổi đối thoại về các nội đung quy định tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2012/NĐ-CP giữa các Bộ, ngành và các Hiệp hội liên quan. Tiếp theo buổi đối thoại này, ngày 19/9/2017, Bộ Y tế cũng đã chủ trì, tổ chức cuộc họp giữa các Bộ, ngành, các Hiệp hội yà doanh nghiệp có liên quan để thống nhất các nội đung quy định tại dự thảo. Theo đó, hiện nay,.Cục an toán thực phẩm, Bộ Y tế đang hoàn thiện lại dự thảo Nghị định theo ý kiến chi đạo của Phó Thủ tưởng tại buổi đối thoại và các ý kiến góp ý của buổi họp nói trên, cụ thể theo hưởng như sau:

Đối với kiến nghị bãi bỏ quy định cấp Giấy Xác nhận công bố phù họp quy định an toàn thực phẩm tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngàỵ 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (Nghị định 38/2012/NĐ-CP), dự thảo quy định theo hướng:

  • Đối với sản phẩm thông thường, đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thì doanh nghiệp tự công bố và nộp bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước, Sau 7 ngày nếu cơ quan quản lý nhà nước không có ý kiến thì doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu không đồng ý văn bản tự công bố của đoanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản và đoanh nghiệp chi được phép sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận.
  • Đối với nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học), sản phẩm đinh đưỡng công thức cho trẻ nhỏ, phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các thực phẩm công bố có tác đụng đến sức khỏe đo tính chất đặc thù của sản phẩm, đây là những sản phẩm cần có kiểm soát đặc biệt, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất cần kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố thi trong vòng 30 ngáy Ịàm việc cơ quan quản lý nhà nước cỏ thẩm quyền xem xét hồ sơ và các nội dung ghi nhãn của sản phẩm phù họp với quỵ định của pháp luật về ghi nhãn, trong trường họp cần thiết sẽ thành lập Hội đồng thẩm định để đánh giá
  1. Đối với kiến nghị miễn kiễm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm khi thông quan đối với thực phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ tốt pháp luật, dự thảo quy định thèo hướng:

Bồ sung thêm trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã áp đụng phương thức kiếm tra giảm đạt. Đồng thời cũng bổ sung thêm tổng hợp áp đụng kiểm tra giảm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO 22000 hoặc GMP.

  1. Đối với kiến nghị quy định rõ 3 phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu vì mỗi Độ quỵ định một khác như hiện nay, dự thảo quy định theo hướng:

Quy định cụ thể phương thức kiểm tra, áp đụng phương thức kiểm tra, hồ sơ đăng ký kiểm tra, trình tự kiểm tra, bảo cáo kết quả xử lý sản phấm thực phẩm không bảo đảm an toàn nhập khẩu, quyền và nghĩa vụ của chủ hàng, quyền và trách nhiệm của cơ quan kiếm tra để thống nhất quy trình kiểm tra nhà
nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu của cả 3 bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.

  1. Đối với kiến nghị nhiều mặt hàng chịu sự quản lỵ của nhiềụ hợn 1 Bộ (kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và kiểm dịch thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự thảo quy định theo hướng:

Đối với những sản phẩm thực phẩm thuộc đối tượng vừa kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa kiểm dịch thì sẽ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa kiểm tra an toàn thực phẩm vừa kiểm dịch đổi với sản phẩm đó đề tạo thụận lợi cho doanh nghiệp.

' Ngoài ra, tại đự thảo Nghi định sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ^sụng Nghị định 38/2012/NĐ-CP cũng phân cấp triệt để xuống cho địa phương, theo đó, dự thảo quy định cơ sờ sản xuất, kinh doanh thực phẩm cỏ trụ sở ở địa phương nào thì đãng ký hồ sơ công bổ đến Sờ Y tế (Chi cục An toần vệ sình thực phẩm) địa phương đó giải quyết

Ý kiến bạn đọc (0)