Định mức thiết bị chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Theo đó, việc xác định giá để phân loại nhóm máy móc, thiết bị chuyên dùng làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là giá phổ biến trên thị trường (giá đã được các nhà cung cấp niêm yết, thông báo tại nước sở tại hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố theo pháp Luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet) hoặc tham khảo giá mua của các kỳ trước.

Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (đối với Cơ quan đại diện); Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (đối với Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài) (gọi tắt là Thủ trưởng các đơn vị) ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại) trang bị cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại); đồng thời, gửi Bộ Tài chính để phối hợp quản lý.

Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản, Thủ trưởng các đơn vị ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại) trang bị cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.

Thủ trưởng các đơn vị quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng (số lượng, chủng loại, giá mua) cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về quyết định của mình.

Thông tư cũng quy định chi tiết tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2/2017.

Chi tiết thông tư xem tại đây.

Theo Khánh Huyền/TC