Chuyện “sao đổi ngôi”

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhưng, trên thị trường, có kẻ dừng lại, đứng yên trong kiêu ngạo, có kẻ lao đi thử nghiệm và… thử nghiệm để vượt lên chính mình. Samsung là kẻ thứ hai.

Năm 1995, khi đến thăm nhà máy, vị Chủ tịch Samsung phát hiện một số điện thoại của dòng sản phẩm mới bị lỗi và có một quyết định gây sốc: Đập nát lô điện thoại, đốt kho hàng. Mấy trăm ngàn chiếc điện thoại bị phá hủy. Đám cháy hôm ấy có giá trị đến 50 triệu USD, cũng chính là thông điệp: Chất lượng chính là nhân cách và giá trị của Samsung.

Sau đó, Samsung đầu tư mạnh vào lĩnh vực LCD (màn hình tinh thể lỏng) vốn được Sharp - một công ty điện tử Nhật Bản - khai phá nhằm cạnh tranh trên tất cả các phương diện: Giá cả, tính năng, chất lượng.

Trong lúc Samsung tập trung đầu tư hàng tỷ USD vào LCD thì Sony cùng nhiều công ty Nhật Bản khác vẫn mải mê với màn hình CRT (ống phóng chùm điện tử lên bề mặt huỳnh quang) đã mang lại thành công lớn trước đó.

Thế rồi, đi cùng với cơn sốt laptop, các trào lưu công nghệ khác (điện thoại di động, PDA...), màn hình LCD nhanh chóng trở thành “ngôi sao sáng” nhờ một đặc tính nổi trội so với CRT: Siêu mỏng. Đến năm 1998, Samsung trở thành nhà sản xuất LCD dẫn đầu. Và, năm 2006, Samsung chính thức chiếm danh hiệu nhà sản xuất tivi số 1 thế giới từ tay Sony. Sony chỉ còn là cái bóng mờ trong dĩ vãng.

Câu chuyện “sao đổi ngôi” của Sony và Samsung không phải là cá biệt. Trong dòng chảy tốc độ cao nghiệt ngã của thị trường, nhiều “đế chế” phải ngã ngựa vì… ngủ quên trên thành công.

Cuộc chơi luôn đổi thay. Thành công ngày hôm nay không có nghĩa nó sẽ tiếp tục đến vào ngày mai.

Theo Minh Hạnh(báo công thương)