Cần có chính sách hỗ trợ các địa phương, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố môi trường. Ở một số địa phương việc kinh doanh du lịch nói chung và khách sạn nói riêng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên. Ví dụ như tại Hội An (Quảng Nam), nhiều bãi biển bị xâm thực, nhiều resort ven biển đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí để hạn chế ảnh hưởng của sự cố này nhưng kết quả rất hạn chế.

- Bộ tài chính:

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư, chủ dự án về cơ sở hạ tầng, đất đai; huy động vốn đầu tư; ưu đãi về thuế; hỗ trợ về giá và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ về quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn. Ngoài ra, hàng năm, ngân sách trung ương bố trí nguồn để hỗ trợ các địa phương xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích; hỗ trợ vốn đầu tư….

          Vì vậy, việc hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự cố môi trường tự nhiên cần huy động các nguồn lực trong xã hội, không chỉ trông chờ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

          Riêng đối với sự cố môi trường biển do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” từ nguồn Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường, theo đó, đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển (Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 về sửa đổi bổ sung Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ bảo hiểm y tế; hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hỗ trợ tạo việc làm; hỗ trợ khôi phục sản xuất. Ngoài ra, nguồn kinh phí Công ty Formoasa Hà Tĩnh bồi thường còn được sử dụng để phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.

Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định cụ thể về việc khắc phục sự cố môi trường; trong đó, có quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây sự cố, ủy ban nhân dân các cấp trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Trong trường hợp sự cố xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 về xác định thiệt hại đối với môi trường; ừong đó, ừách nhiệm đánh giá, xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường khi sự cố môi trường xảy ra thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong trường hợp sự cố môi trường xảy ra thuộc địa bàn 02 tỉnh trở lên thì ừách nhiệm này thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, việc hỗ trợ khắc phục sự cố môi trường cần căn cứ trên các thông tin về thiệt hại do sự cố môi trường trong từng trường hợp cụ thể.

Trong việc hỗ trợ khắc phục sự cố gây hải sản chết bất thường tại các tỉnh miền Trung vào năm 2016 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 (được sửa đổi bổ sung tại Quyết định 309/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017) về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Trong đó, những đối tượng được bồi thường do sự cố bao gồm: khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ thương mại ven biển, thu mua, tạm trữ thủy sản. Trong thòi gian tới, Chính phủ sẽ đưa ra một số chính sách hỗ ữợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường và các chính sách về an sinh xã hội tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai, thì hiện tượng xâm thực gây sạt lở bờ biển là một trong số hiện tượng thiên tai bất thường. Việc hỗ ừợ khắc phục thiên tai được thực hiện theo 03 hình thức là hỗ ữợ khẩn cấp, trung hạn và dài hạn. Công tác hỗ trợ khẩn cấp được thực hiện trước tiên nhằm ổn định cuộc sống người dân bị ảnh hưởng trực tiếp do thiên tai gây ra. Việc kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng của sự cố xâm thực biển sẽ được thống kê, đánh giá thiệt hại cụ thể và hỗ ừợ dưới hình thức trung và dài hạn.