Nguyện vọng về mức lương tối thiểu 2018

  1. về đề nghị không điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì mức lương tối thiểu được xác định trên cơ sở nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội và mức tiền công trên thị trường. Căn cứ quy định của Bộ luật lao động nêu trên, từ năm 2013 đến nay, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia: năm 2017 tăng bình quân 15,2%; năm 2015 tăng bình quân 14,2%, năm 2016 tăng bình quân 12,4% và năm 2017 tăng bình quân 7,3% (đây là mức thấp nhất kể từ năm 2014; đến naỵ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2020).

Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cùng Hội đồng tiền lương quốc gia tiếp tục phân tích, đánh giá tình hình thực hiện tiễn lương tối thiểu năm 2017, tác động của tiền lương tối thiểu đến lao động, việc làm, đời sống của người lao động, tình hình sản xuất, kinh doanh, năng lực canh tranh của doanh nghiệp để thương lượng, thống nhất phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2018 (trong đó sẽ thảo luận về sự cần thiết tiếp tục điều chỉnh, mức lương tối thiểu vùng năm 2018) cho phù họp điều kiện thực te hiện nay theo đúng tinh than Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.

  1. về đề nghi bổ sung người đại diện lợi ích chung vào thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia

Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật lao động thì Hội đồng tiền lương quốc gia gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương. Căn cứ quy định của Bộ luật lao động và Nghị định số 49/2013/NĐ- CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia gồm 15 thành viên: 05 thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

05 thành viên đại diện của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương. Trong quá trình thực hiện, Hội đồng bước đầu đã có những trao đổi, thương lượng, thống nhất mức lương tối thiểu vùng tương đối phù hợp, khuyến nghị Chính phủ công bố, ban hành.

Sau bốn năm hoạt động, Hội đồng tiền lương quốc gia đã tiến hành sơ kết hoạt động, mô hình tổ chức của Hội đồng và kiến nghị vói Thủ tướng Chinh phủ tiếp tục kiện toàn Hội đồng theo hướng bổ sung thêm các chuyên gia độc lập, các nhà nghiên cứu am hiểu về lĩnh vực tiền lương (đại diện lợi ích chung), nội dung này đã được đưa vào dự thảo Bộ luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động.