Liêm chính trong DN và khuyến nghị từ VCCI

Sau 3 năm thực hiện Chương trình hành động thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh (gọi tắt là Đề án 12) và sau 1 năm thực hiện tiểu dự án “Hỗ trợ DNNVV phòng, ngừa tham nhũng” đã có những kết quả bước đầu tuy nhiên không phải là không có những “rào cản” từ thực tiễn.

 Từ thực tiễn liêm chính trong DN

Những khuyến nghị này của VCCI dựa trên cơ sở những khảo sát, tập huấn, hội thảo… và được sự ủng hộ cao của cộng đồng DN, nhất là các DNNVV.

VCCI đã thu nhận được nhiều thông tin đóng góp hữu ích từ các DN về những thách thức mà họ gặp phải liên quan tới tham nhũng.

VCCI kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét cấp hỗ trợ ngân sách cho Đề án 12 trong giai đoạn tiếp sau 2019 để góp phần chung duy trì sáng kiến trong dài hạn.

Một cuộc khảo sát ở hơn 1 ngàn DN của VCCI cho thấy, hơn 20% DN tham gia khảo sát cho biết họ bị vòi vĩnh đưa hối lộ hoặc các khoản “phí bôi trơn” rất thường xuyên hoặc thường xuyên.

Đặc biệt, hơn ¾ trong tổng số DN cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng vì tham nhũng đang “phá hủy môi trường kinh doanh” và một khi đã xuất hiện sẽ “không biến mất”.

Nhiều DN nói rằng, VCCI, các hiệp hội DN trong nước và nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ và các luật sư là kênh hỗ trợ tư vấn hiệu quả về cách thức đối phó với tham nhũng.

Đến khuyến nghị của VCCI

Từ thực tế trên, VCCI đề xuất, kiến nghị một số nội dung:

Thứ nhất, cần tiến hành khởi xướng Sáng kiến Thực hành Liêm chính để thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh, trong đó nhấn mạnh sư hợp tác của khu vực DN với cơ quan chính phủ. Dự kiến, sáng kiến thực hành liêm chính (GBIA) sẽ được ra mắt vào tháng 9/2017.

Thứ hai, GBIA sẽ là sáng kiến quốc gia nhằm nâng cao nhận thức về “cái giá” của tham nhũng và lợi ích khi tham gia phòng, chống tham nhũng cũng như việc nâng cao nhận thức tuân thủ Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Thứ ba, GBIA sẽ thành lập một tổ công tác chuyên trách về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, trong đó VCCI và Thanh tra Chính phủ là hai cơ quan đồng chủ trì tổ chức thực hiện.

Thứ tư, GBIA sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp đầu vào từ nhiều nguồn. Do đó, GBIA sẽ hoạt động dựa trên mối quan hệ đối tác có nhiều bên tham gia.

Thứ năm, GBIA sẽ được thành lập dựa trên kinh nghiệm của Đề án 12 và sẽ có sự tham gia của đại diện cơ quan chính phủ và DN là một minh chứng.

Thứ sáu, một khoản hỗ trợ ngân sách hợp lý sẽ giúp GBIA mang lại các tác động tích cực. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Đề án 12 (giai đoạn 2015- 2019) và sự cần thiết huy động các khoản đóng góp, tài trợ của DN và chính phủ nước ngoài là rất quan trọng để đảm bảo đủ ngân sách cho GBIA hoạt động trong thời gian khoảng từ 3-4 năm tới.

Thứ bảy, sáng kiến thực hành liêm chính cần được xem xét và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra mắt chính thức. Nếu được Chính phủ đồng ý cho phép, VCCI và Thanh tra Chính phủ sẽ thành lập tổ công tác quốc gia về phòng, chống tham nhũng…

Theo Xuân Anh(Báo DĐ DN)