Về biện pháp đáp trả thương mại đối với các nước gây khó dễ cho sản phẩm thuốc thú y của Việt Nam

Ngày 09/8/2017, Cục Thú y Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp với 10 Công ty sản xuất thuốc thú y có hoạt động xuất khẩu thuốc thú y, trong đó có Công ty HÀNVET để trao đổi, giải đáp và làm rõ các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến xuất khẩu thuốc thú y. Tại cuộc họp, Cục Thú y đã yêu cầu các công ty gửi về Cục tài liệu bằng chứng về sự đối xử phân biệt giữa nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu thuốc thú y của các nước để Cục thảo luận trong các cuộc họp của các nước ASEAN về thuốc thú y Cho đến nay, Cục Thú y chưa nhận được tài liệu bằng chứng nào về vấn đề nêu trên.

- về số lượng thuốc thú y đăng ký lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam : Tổng số sản phẩm thuốc thú y đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 10.372 sản phẩm (7.326 sản phẩm thuốc sản xuất trong nước; 3.046 sản phẩm thuốc nhập khẩu); thuốc thú y thủy sản là 1.033 sản phẩm (863 sản phẩm thuốc sản xuất trong nước; 170 sản phẩm thuốc nhập khẩu). Trong đó: Công ty HANVET đã đăng ký lưu hành 236 sản phẩm thuốc thú y và 11 sản phẩm thuốc thú y thủy sản; 26 Công ty Thái Lan đã đăng ký lưu hành tại Việt Nam. 218 sản phẩm

+ Chưa tìm được nhà phân phối tại Thái Lan;

+ Quy định về đăng ký thuốc thú y bằng tiếng Thái Lan;

+ Khai bản thông tin đánh giá Doanh nghiệp sản xuất, đăng ký thuốc thú y yêu cẩu cung cấp nhiều nội dung tương đối khó hoàn thiện;

+ Thành phần hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y của Thái Lan cơ bản tương tự thành phần hồ sơ đãng ký lưu hành tại Việt Nam;

+ Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thuốc dài: trong thời hạn 02 năm, nếu hồ sa không đáp ứng yêu cầu sẽ trả lại Doanh nghiệp đăng ký đê bô sung nộp lại từ đầu.

- Một số thông tin trong nội dung kiến nghị của Công ty HANVET chưa chính xác như:      

+ “Không chỉ Công ty Hanvet mà các doanh nghiệp thuốc thú y như Bio-Pharmachemie,... cũng chưa đăng ký được sản phẩm nào tại Thái Lan”.

Thực tế đã có 03 công ty sản xuất thuốc thú y Việt Nam đăng ký lưu hành được 06 sản phẩm xuất khẩu sang Thái Lan (Công ty Bio-Pharmachemie: 03 sản- phẩm; Công ty Vừbac: 01 sản phẩm; Công ty Y.s.p Việt Nam: 02 sản phẩm).

+ “ủy ban tiếp nhận hồ sơ đăng ký các sản phẩm thuốc thú y nước ngoài của Cơ quan quản lý FDA (Thái Lan) có đại diện của các DN sản xuất thuốc thú y. Vì vậy, khi sản phẩm nào mà các công ty này đang nghiên cứu, sản xuất thì rât khó đê các công ty nước ngoài đăng ký được”.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thuộc Bộ Y té là Cơ quan quản lý nhà nước của Thái Lan. Việc trong FDA có đại điện của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, Công ty HANVET cần đưa ra các tài liệu, bằng chứng.

+ “Nhiều sản phẩm thuốc thú y thấp kém của các Công ty Thái Lan có quy mô, trang thiết bị và trình độ thấp kém lại được lưu hành ở Việt Nam”.

Yêu cầu về -thành phần hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y đối với sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu giống nhau. Ngoài ra thuốc thú y nhập khẩu phải là thuốc đã được cấp phép lưu hành (CFS) tại nước sở tại Đối với các sản phẩm thuốc thú y của Thái Lan đăng ký lưu hành tại Việt Nam đều đang được đăng ký lưu hành tại Thái Lan. Ket quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017, không phát hiện thuốc thú y nhập khẩu từ Thái Lan không đạt chất lượng.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, do vậy khi xây dựng văn bản quy định về quản lý thuốc thú y không có sự phân biệt đối xử trong quy định về đăng ký thuốc sản xuất ừong nước và thuốc nhập khẩu nên chúng ta không thể áp dụng riêng các biện pháp, thủ tục về việc đăng ký lưu hành thuốc thú y nhập khẩu cho bất kỳ một quốc gia nào theo đề nghị của Công ty HANVET về việc các nước gây khó dễ cho sản phẩm của Việt Nam thi chúng ta cũng phải có biện pháp đáp trả tương tư.