Bạn làm ăn chung đòi chia đôi lãi dù không góp đồng vốn nào

Tôi dự định năm 2018 sẽ đứng ra mở tiệm làm nail (làm móng chân, tay), theo mô hình hợp danh cùng với một người làm ăn chung. Tôi sẽ bỏ 100% vốn, lo khâu tiếp thị marketing đem lại hợp đồng. Nhưng tôi sẽ không có mặt thường trực tại cửa tiệm vì phải đi làm ở nơi khác. Đối tác của tôi dù không góp đồng vốn nào nhưng có chút tay nghề và có thể làm việc thường trực tại đó. Tuy nhiên, lợi nhuận ăn chia theo tỷ lệ 50-50. Nghĩa là sau khi trừ ra tất cả các chi phí, tôi và người hợp tác cùng sẽ chia đôi lãi.

lam-an-chung-toi-bo-100-von-nhung-loi-nhuan-lai-chia-doi

Người bạn làm ăn chung tuy có chút tay nghề nhưng không bỏ đồng vốn nào và chỉ biết kỹ thuật làm móng arcrylic mà không biết làm gel - xu hướng nhiều khách chuộng hiện nay.

Một cộng sự khác của tôi sẽ đứng ra quản lý lúc tôi vắng mặt. Tất nhiên, sau khi đi làm ở nơi khác về thì tôi cũng cùng điều hành. Trong giờ làm, tôi định quản lý từ xa thông qua hình thức group chat với những chỉ thị ngắn gọn.

Bạn có thể gửi câu hỏi tư vấn, kinh nghiệm thành công, thậm chí thất bại và những quan điểm đầu tư, làm giàu về email: kinhdoanh@vnexpress.net. Những chia sẻ càng chi tiết sẽ càng nhận được lời tư vấn hữu ích.

Câu hỏi thứ nhất của tôi là, làm thế nào để quản trị được thu nhập của cửa tiệm nếu tôi không có mặt? Lo lắng này xuất phát từ thực tế khi tôi làm ờ cửa tiệm người khác và nhiều lần chứng kiến hiện tượng cửa tiệm ấy bị ăn cắp. Có cách nào để chống thất thoát về tài chính, để đảm bảo cho môi trường kinh doanh được trung thực? 

Câu hỏi thứ hai liên quan tới bạn làm ăn chung của tôi. Đối tác của tôi một xu vốn liếng không có. Người này chỉ có mỗi tay nghề nhưng cũng không phải là giỏi. Người này chỉ biết làm móng acrylic chứ không biết làm gel. Trong khi đó, xu hướng hiện nay khách lại chủ yếu làm móng gel.

Hơn nữa,người này cũng chưa có tiếng tăm trong nghề nên tôi buộc phải thuê cộng sự có kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn giao tiếp hơn để cùng anh ta quản lý cửa tiệm (theo mô hình quản lý chéo lẫn nhau). Thực sự, lý do duy nhất để tôi nhất định sử dụng người này đó là vấn đề tình cảm. 

Mặc dù vậy, khi thoả thuận với nhau, người đối tác này đòi hỏi nhiều điều kiện ưu đãi về lương lậu rất vô lý. Thứ nhất là muốn lương cao gấp đôi so với sàn lượng trung bình của mặt bằng chung. Không bỏ vốn nhưng lại đòi chia đôi lợi nhuận nếu kinh doanh có lãi. Ngược lại, nếu không lãi thì vẫn đòi nhận lương thị trường và không chịu trách nhiệm khi thua lỗ.

Nghĩa là, người đó đưa ra yêu cầu quá quắt và đầy ích kỷ với tỷ lệ rủi ro hoàn toàn nằm về phía tôi. Vậy theo các bạn, có nên chấp nhận rủi ro này không?

Theo Lê Diệu Anh(VnExpress)