Về kiểm soát tải trọng phương tiện

Theo công văn số 6733/ BGTVT - ATGT

Bộ Giao thông vận tải nhận được văn bản số 5285/VPCP — ĐTDM ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Văn phòng Chinh phủ về việc kiến nghị của các doanh nghiệp tháng 4 năm 2018; trong đó có kiến nghị của Hiệp hội Vận tải Hàng hóa đường bộ Hải Phòng với nội dung “Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải

tiếp tục các giải pháp để siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, xử lý các phương tiện chở quá tải trọng cho phép tạo được niềm tin của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Do đó, tạo điều kiện để thị trường vận tải được ổn định, không còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chấp hành và các doanh nghiệp không chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện tình trạng chở hàng quả tải trên một số tuyến đường, đặc biệt tại các bến thủy nội địa, các xà lan vận chuyển hàng tập kết xếp lên xe vượt tải trọng từ 100 —150% khiến cho các doanh nghiệp chấp hành chở đúng tải có nguy cơ mất hàng do không cạnh tranh được với giá chở quá tải. Do đó, đề nghị Chỉnh phủ, Bộ Giao thông vận tải cần duy trì các trạm cân ở một sô tuyến đường có mật độ phương tiện qua lại nhiều hoặc tại các trạm thu phí cầu đường, triển khai các trạm cân tự động để kiểm soát tải trọng cũng như cần kiểm tra xử lý nghiêm các xe chở hàng quả tải và ngăn chặn hành vi vi phạm chở quá tải như hiện nay ”. về vấn đề này, trước tiên Bộ Giao thông vận tải xin cảm ơn và ghi nhận các kiến nghị của Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng với ngành giao thông vận tải; ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng xin trao đổi và cung cấp một số thông tin về hoạt động kiểm soát tải trọng xe của ngành như sau:

Sau khi kết thúc Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21 tháng 11 năm 2013 của liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2016.

Trong năm 2017, các Trạm KTTTX lưu động, cố định, cân xách tay của lực lượng Thanh tra Sở GTVT và Công chức Thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành kiểm tra 278.456 xe, trong đó cổ 29.710 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 10,67%), xử phạt nộp kho bạc nhà nước 293,47 tỷ đồng, tước 10.233 Giấy phép lái xe.

Trong 05 tháng đầu năm 2018, các Trạm KTTTX lưu động, cố định, cân xách tay của lực lượng Thanh tra Sở GTVT và Công chức Thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành kiểm tra 92.425 xe, trong đó có 8.909 xe vi phạm (chiếm ti lệ 9,6%), xử phạt nộp kho bạc nhà nước 97,3 tỷ đồng, tước 2.566 Giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, đúng như phản ảnh của Hiệp hội, tình hình xe quá tải tham gia giao thông vẫn đang diễn biến phức tạp, như: một số doanh nghiệp đầu nguồn hàng đã ký cam kết với cơ quan nhà nước về việc không xếp hàng quá tải lên xe ô tô, nhưng thực hiện chưa nghiêm, một số đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về tài trọng phương tiện....Để chấn chỉnh tình trạng trên, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo công văn số 8705/BGTVT - KCHT

  1. Theo số liệu tổng hợp (gửi kèm theo) tại Công văn sổ 4556/TCĐBVN- QLBTĐB ngày 23/7/2018 của Tổng cục ĐBVN và Công văn số 1419/CĐTNĐ- QLKCHT ngày 16/7/2018 của Cục ĐTNĐVN, các tuyến đường bộ kết nối ga đường sắt, cảng đường thủy nội địa với hệ thống quốc lộ chủ yếu là các đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương và các đường chuyên dùng thuộc quản lý của các doanh nghiệp.
  2. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan tham mưu của địa phương kiểm tra, rà soát và lập kế hoạch, bố trí kinh phí để xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ thống cầu, đường trên các tuyến đường kết nối ga đường sắt, cảng đường thủy nội địa với hệ thống qụốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương để đảm bảo tính đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa.
  3. Đối với các cầu yếu trên hệ thống quốc lộ, hiện tại, Bộ GTVT đang thực hiện các Dự án sửa chữa, gia cường các cầu trên quốc lộ đảm bảo đồng bộ tải trọng khai thác trên tuyến; Dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần 2 để đầu tư xây dựng mới và sửa chữa gia cường, cải tạo, nâng cấp công trình nhầm đồng bộ tải trọng trên tuyến, nâng cao khả năng lưu thông cho các phương tiện vận tải đường bô, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa.

Bộ GTVT mong được sự đóng góp của Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp