Đề xuất phương án mới xử lý tài sản kê khai không trung thực

de xuat phuong an moi xu ly tai san ke khai khong trung thuc hinh anh 1

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cơ quan thẩm tra dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng) ảnh VPQH).

Chiều nay (10.8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về một số vấn đề còn những ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Điểm rất đáng chú ý là đề xuất rất mới để xử lý tài sản của người có nghĩa vụ kê khai nhưng giải trình không hợp lý.

Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp ngoài phương án 1 (đánh thuế 45% với tài sản không giải trình được nguồn gốc), phương án 2 (xử phạt hành chính) như dự thảo trình ra Quốc hội tại kỳ họp 5, đến nay cơ quan này và cơ quan trình dự án luật đề xuất thêm phương án 3. Đó xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua thủ tục tố tụng dân sự.

Ủy ban Tư pháp cho hay, ưu điểm của phương án này là vừa thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước, vừa giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành; góp phần khuyến khích sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Phương án thứ 3 này còn bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên. Việc phán quyết tính hợp lý của việc giải trình và xác lập sở hữu đối với tài sản, thu nhập tăng thêm phải do Tòa án quyết định thông qua thủ tục tố tụng dân sự, có tranh tụng, đối đáp công khai, có sự tham gia của luật sư, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm tính dân chủ, thận trọng, khách quan.Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì đến năm 2011 có ủa phương án này là không phải sửa đổi pháp luật về dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo điều 160 của Bộ luật Dân sự về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu quy định “quyền sở hữu, quyền khác được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, Luật khác có quy định” nên Khoản 1 Điều 47 của Dự thảo Luật mới đã bổ sung quy định về “xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc” là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.

Về tố tụng dân sự, đối với trường hợp người có nghĩa vụ kê khai đồng ý bằng văn bản với Kết luận xác minh thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có đơn yêu cầu và Tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định tại Phần thứ 6 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai không đồng ý với Kết luận xác minh thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khởi kiện và Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại phần thứ 2 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Phương án này không mâu thuẫn với quy định về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự (đa số các trường hợp, nghĩa vụ chứng minh thuộc về người khởi kiện).

Theo Dân Việt