Việt Nam - Rumani đẩy mạnh hợp tác đầu tư

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi toạ đàm “Tìm hiểu thị trường Rumani” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Rumani vừa tổ chức tại Hà Nội.

Nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư đã được chỉ ra tại buổi toạ đàm "Tìm hiểu thị trường Rumani" do VCCI tổ chức

Hiện nay, Rumani là thị trường lớn nhất tại khu vực Nam Âu với 21 triệu dân và có qui mô diện tích lớn đứng thứ 7 ở châu Âu. Rumani còn là cửa ngõ đi vào các nước EU với hơn 500 triệu người tiêu dùng, là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi giao thoa của các quốc gia EU, vùng Balkans và Cộng đồng các quốc gia độc lập. Hơn thế nữa Rumani còn nằm ở vị trí đầu mối của 3 hành lang kinh tế Châu Âu, là nơi thuận lợi cho vận tải biển đi các nước trong khu vực EU.

Với những vị trí thuận lợi như trên, việc tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam – Rumani là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường cơ hội giao thương vào thị trường châu Âu nói chung và khu vực Nam Âu nói riêng.

Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, hợp tác lao động giữa Việt Nam – Rumani cũng còn nhiều triển vọng, đặc biệt khi Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực đào tạo lao động tay nghề kỹ thuật cao.

Đánh giá tiềm năng cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam – Rumani trong thời gian tới, ông Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI đánh giá, “Việt Nam có thế mạnh về hàng nông sản nhiệt đới, may mặc, da giày... Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Rumani trong các lĩnh vực như: dược phẩm, hóa chất, dầu khí, đóng tầu, chế biến nông sản... và Rumani có nhu cầu nhập từ Việt Nam sản phẩm nhiệt đới, hàng tiêu dùng...”.

Ngoài ra, cũng theo ông Đoàn Duy Khương, hợp tác lao động giữa Việt Nam – Rumani cũng còn nhiều triển vọng, đặc biệt khi Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực đào tạo lao động tay nghề kỹ thuật cao.

Theo phân tích của Phó Chủ tịch VCCI, người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của thịtrường Rumani.

Hiện nay, Rumani đang giúp Việt Nam đào tạo gần 4.000 chuyên gia trên nhiều lĩnh vực vàcung cấp 10 học bổng hàng năm năm cho sinh viên Việt Nam. Những sinh viên Việt Nam đãvà đang học tập tại Rumani vàcộng đồng người Việt tại Rumani, làhội viên của Hội hữu nghịViệt Nam-Rumani, cầu nối hữu nghịgiữa 2 nước, đang đóng vai trò tích cực, làcầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệhữu nghị, hợp tác đầu tư và giao lưu thương mại giữa hai bên.

Đồng tình với quan điểm của ông Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI, ông Stefan-Radu Oprea – Bộ trưởng Bộ Thương mại, Môi trường đầu tư và doanh nghiệp Rumani khẳng định: “Rumani luôn coi Việt Nam là một đối tác truyền thống và là đầu cầu quan trọng trong hợp tác với khu vực Đông Nam Á”.

Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, dân số với hơn 500 triệu người, “Rumani còn là thị trường có môi trường đầu tư thuận lợi, mức lạm phát thấp, lương tối thiểu của lao động cạnh tranh nhất so với các nước trong khu vực EU, như Đức hoặc Anh. Vì vậy, Rumani rất mong muốn được là điểm đến đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam”, ông Stefan-Radu Oprea, khẳng định.

Được biết, hiện nay có khoảng hơn 500 doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Rumani, xếp thứ 70 dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Rumani. Về thương mại, giai đoạn 2010-2018, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Rumani đã có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên cao nhất mới chỉ đạt 300 triệu USD/năm. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam Rumani chiếm phần lớn, đạt khoảng 80-90 triệu USD và năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Rumani đạt khoảng 200 triệu USD. Đây là con số còn hết sức khiêm tốn.

Chỉ ra một trong số những khó khăn được cho là kéo chậm sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam – Rumani, các doanh nghiệp cho rằng Việt Nam – Rumani đang thiếu các hiệp định hợp tác về ngân hàng, hải quan và du lịch...

Bên cạnh đó, còn phải kể đến khoảng cách địa lý xa xôi, chi phí vận tải lớn...

Với mong muốn thúc đẩy hợp tác và tăng cường giao lưu thương mại trong thời gian tới, các doanh nghiệp đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, sớm xúc tiến đàm phán ký kết các Hiệp định hợp tác về ngân hàng, du lịch, hải quan...

Theo Ngọc Hà(Báo DĐ DN)