Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông kết nối giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa để tạo tính đồng bộ về tải trọng cầu đường nhằm phục vụ phát triển vận tải đường sắt, đường thủy nội địa vì một số trạm đường kết nối cảng thủy nội địa, đường sắt với đường quốc lộ có tải trọng thấp hơn nhiều so với đường quốc lộ , dẫn đến tình trạng khi vận chuyển hàng ra đường sắt, bến thủy nội địa ra đến đường quốc lộ, các xe đều vi phạm và bị xử lý của thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông. Để giảm tải đường bộ tránh các hiện tượng ùn tắc giao thông như hiện nay, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các địa phương cần quan tâm nâng cấp các tuyến đường có tải trọng thấp được nâng ngang bằng với đường quốc lộ để phục vụ phát triển vận tải đường sắt và đường thủy nội địa.

Thứ bẩy, 12-06-2017 | 15:42:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông kết nối giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa để tạo tính đồng bộ về tải trọng cầu đường nhằm phục vụ phát triển vận tải đường sắt, đường thủy nội địa vì một số trạm đường kết nối cảng thủy nội địa, đường sắt với đường quốc lộ có tải trọng thấp hơn nhiều so với đường quốc lộ , dẫn đến tình trạng khi vận chuyển hàng ra đường sắt, bến thủy nội địa ra đến đường quốc lộ, các xe đều vi phạm và bị xử lý của thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông. Để giảm tải đường bộ tránh các hiện tượng ùn tắc giao thông như hiện nay, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các địa phương cần quan tâm nâng cấp các tuyến đường có tải trọng thấp được nâng ngang bằng với đường quốc lộ để phục vụ phát triển vận tải đường sắt và đường thủy nội địa.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: VCCI Hải Phòng

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông kết nối giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa để tạo tính đồng bộ về tải trọng cầu đường nhằm phục vụ phát triển vận tải đường sắt, đường thủy nội địa vì một số trạm đường kết nối cảng thủy nội địa, đường sắt với đường quốc lộ có tải trọng thấp hơn nhiều so với đường quốc lộ , dẫn đến tình trạng khi vận chuyển hàng ra đường sắt, bến thủy nội địa ra đến đường quốc lộ, các xe đều vi phạm và bị xử lý của thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông. Để giảm tải đường bộ tránh các hiện tượng ùn tắc giao thông như hiện nay, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các địa phương cần quan tâm nâng cấp các tuyến đường có tải trọng thấp được nâng ngang bằng với đường quốc lộ để phục vụ phát triển vận tải đường sắt và đường thủy nội địa.


Đơn vị phản hồi: Bộ Giao thông Vận tải; UBND TP Hà nội

Công văn: 4926/BGTVT - VP; 2378/UBND - KH&ĐT, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

Bộ Giao Thông vận tải

Phản ánh của doanh nghiệp về tính đồng bộ về tải trọng giữa công trình cầu và đường trên một số tuyến đường bộ hiện chưa đảm bảo gây khó khăn cho vận tải của các doanh nghiệp là có cơ sở. Hiện nay, công trình cầu, đường trên một số tuyến đường khu vực chưa thực sự đồng bộ về tải trọng như trên tuyến có những cây cầu quy định tải trọng khác nhau, hoặc tải trọng của cầu của đường không đồng bộ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức khai thác vận tải, giảm hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng trên toàn tuyến

Theo quy định của Luật Ngân sách và Luật Giao GTVT quản lý, đầu tư các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ; UBND quản lý quản lý các tuyến đường còn lại (đường đô thị huyện...).
Thực hiện trách nhiệm được giao, thời gian qua, Bộ trí nguồn vốn để đầu tư cơ bản hoàn thành vào cấp các tay đồng bộ; tiếp tục huy động nguồn vốn để đầu tư cải tạo trên các tuyến quốc lộ, đầu tư vào cấp các tuyến quốc lộ, đặc biệt là đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ kết nối với các cảng biển và cảng, bến thủy nội địa, cảng hàng không, nhà ga đường sắt nhằm đảm bảo đồng bộ tải trọng cầu và đường trên tuyến, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải, từng bước hạn chế ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết nối vận tải đa phương thức liên vùng và kết nối với các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, do điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn nên chưa thể đầu tư vào cấp toàn bộ các tuyến quốc lộ hiện hữu, cũng như chưa thể đảm bảo đồng bộ tải trọng giữa công trình cầu và đường của toàn bộ các tuyến trong thời gian trước mắt (đặc biệt các tuyến đường mới được nâng cấp lên quốc lộ).
Đối với các tuyến đuờng bộ do ƯBND các tỉnh/thành phố quản lý, thực hiện đầu tư, Bộ GTVT cũng đã đề nghị ƯBND các tỉnh/thành phố chi đạo các Sở GTVT căn cứ Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tài trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi tham gia giao thông trên đường bộ để công bố tải trọng, khổ giới hạn của các tuyến đường địa phương, đặc biệt các tuyến đường bộ kết nối với các cảng biển và cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt để phục vụ doanh nghiệp, nhất là các đơn vị vận tải siêu trường, siêu trọng tiếp cận đầy đủ thông tin về năng lực khai thác của hệ thống cầu, đường và chủ động xây dựng phương án vận tải phù hợp. Đồng thời, từng địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực để tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn các địa phương.

UBND Thành phố Hà nội

về định hướng phát triển kết cấu hạ tầng GTVT trong thòi gian tới (giai đoạn 2017- 2020) gôm giao thông đường bộ, giao thông tĩnh và đường sắt đô thị Triên khai thực hiện theo đồ án quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhin đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê dựyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016. Hiện nay Thành phố đang khẩn trưang chỉ đạo các cấp các ngành triển khai cụ thể hóa nội dung quy hoạch GTVT đã được phê duyệt bằng các dự án, chương trình cụ thể và đi liền với các cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính.. tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực, đưa được các dự án cụ thể vào hiện thực hóa quy hoạch. Trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã luôn quan tâm ủng hộ Thành phố thực hiện quy hoạch, tạo cơ chế đậc thù trên cơ sở đảm bảo phù hợp với hiến pháp, pháp luật để hỗ trợ thành phố Hà Nội phát triển một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

* Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp:

Hiện tại, theo tính toán nguồn lực của Thành phố có thể cân đối được để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch mới chỉ đáp úng được khoảng 20% nhu cầu, còn lại khoảng 80% huy động từ các nguồn lực xã hội hóa. Theo đó, thành phố Hà Nội luôn kêu gọi sự hỗ trợ chung tay của các doanh nghiệp ữong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, hiện tại trong thời gian tới UBND Thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách cụ thê nhăm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để các nhà đâu tư, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có điều kiện đầu tư đối với những dự án cụ thể phát triển Thủ đô

Ý kiến bạn đọc (0)