Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

- Đề nghị xem xét điều chỉnh giảm bớt các thủ tục trong công tác điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng công trình. - Đề nghị thực hiện cơ chế “1 cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà nước không quá 10 ngày và giảm 1 thủ tục; trong năm 2017 thực hiện thí điểm áp dụng quy trình liên thông này tại thành phố Hồ Chí Minh. Giảm bớt thủ tục “Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Quy định về các thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường. - Về việc kiểm tra hợp đồng mua bán điện. EVN kiến nghị sửa đổi quy định này như sau: Bỏ quy định trình các tài liệu có liên quan đến việc đàm phán giá điện của các nhà máy điện kèm theo dự thảo Hợp đồng mua bán điện. Sửa đổi thời điểm kiểm tra hợp đồng mua bán điện của Thông tư 56/2014/TT-BCT theo hướng hậu kiểm đối với hợp đồng mua bán điện để đảm bảo thuận lợi cho EVN và đảm bảo tính thống nhất giữa các Thông tư. EVN chỉ có trách nhiệm gửi bản sao Hợp đồng đã ký chính thức để Cục Điều tiết điện lực có căn cứ để kiểm tra việc ký kết, thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng sau này.

Thứ bẩy, 08-06-2017 | 15:38:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: - Đề nghị xem xét điều chỉnh giảm bớt các thủ tục trong công tác điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng công trình. - Đề nghị thực hiện cơ chế “1 cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà nước không quá 10 ngày và giảm 1 thủ tục; trong năm 2017 thực hiện thí điểm áp dụng quy trình liên thông này tại thành phố Hồ Chí Minh. Giảm bớt thủ tục “Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Quy định về các thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường. - Về việc kiểm tra hợp đồng mua bán điện. EVN kiến nghị sửa đổi quy định này như sau: Bỏ quy định trình các tài liệu có liên quan đến việc đàm phán giá điện của các nhà máy điện kèm theo dự thảo Hợp đồng mua bán điện. Sửa đổi thời điểm kiểm tra hợp đồng mua bán điện của Thông tư 56/2014/TT-BCT theo hướng hậu kiểm đối với hợp đồng mua bán điện để đảm bảo thuận lợi cho EVN và đảm bảo tính thống nhất giữa các Thông tư. EVN chỉ có trách nhiệm gửi bản sao Hợp đồng đã ký chính thức để Cục Điều tiết điện lực có căn cứ để kiểm tra việc ký kết, thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng sau này.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Tập đoàn điện lực Việt Nam

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

- Đề nghị xem xét điều chỉnh giảm bớt các thủ tục trong công tác điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng công trình.

- Đề nghị thực hiện cơ chế “1 cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà nước không quá 10 ngày và giảm 1 thủ tục; trong năm 2017 thực hiện thí điểm áp dụng quy trình liên thông này tại thành phố Hồ Chí Minh. Giảm bớt thủ tục “Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Quy định về các thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Về việc kiểm tra hợp đồng mua bán điện. EVN kiến nghị sửa đổi quy định này như sau:  Bỏ quy định trình các tài liệu có liên quan đến việc đàm phán giá điện của các nhà máy điện kèm theo dự thảo Hợp đồng mua bán điện. Sửa đổi thời điểm kiểm tra hợp đồng mua bán điện của Thông tư 56/2014/TT-BCT theo hướng hậu kiểm đối với hợp đồng mua bán điện để đảm bảo thuận lợi cho EVN và đảm bảo tính thống nhất giữa các Thông tư. EVN chỉ có trách nhiệm gửi bản sao Hợp đồng đã ký chính thức để Cục Điều tiết điện lực có căn cứ để kiểm tra việc ký kết, thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng sau này.


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương

Công văn: 4044/BCT - KH, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

1.1. Kiến nghị: Đề nghị điều chỉnh giảm bớt các thủ tục trong công tác điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng công trình

Trả lời:

Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 43/2013/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực. Theo đó, các quy định được áp dụng cho tất cả các Chủ đầu tư không phân biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay các thành phần ngoài EVN. Trên thực tế, Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ Công Thương là cơ quan quản lý trong lĩnh vực Điện lực nên đây chỉ coi là 2 bước về thủ tục (trình và phê duyệt).

Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng chỉ áp dụng cho cấp điện áp trung thế, trong đó, quy định đối với các công trình trạm biến áp có quy mô nhỏ hơn 2.000 kVA được xem xét là “hậu kiểm” đối với việc tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực trên cơ sở xem xét khả năng cấp điện của lưới điện khu vực của Đơn vị điện lực quản lý lưới điện khu vực đó. Theo quy định tại Thông tư, trên cơ sở khả năng cấp điện cho phụ tải mới đề nghị đấu nối, Đơn vị điện lực dựa trên quy hoạch phát triển điện lực chủ động xem xét khả năng cấp điện, phương án đấu nối và thoả thuận với Khách hàng khi thực hiện Thoả thuận đấu nối và có trách nhiệm báo cáo với Sở Công Thương theo định kỳ để quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch. Định kỳ 6 tháng hàng năm, (trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 1 hàng năm), Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm với cơ quan quản lý quy hoạch tình hình đầu tư xây dựng các công trình điện và thực hiện đấu nối của các khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng.

 Như vậy, Thông tư số 24/2016/TT-BCT đã có cải thiện lớn về thủ tục đối với vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch.

1.2. Kiến nghị: Đề nghị thực hiện cơ chế “1 cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà không quá 10 ngày và giảm 1 thủ tục; trong năm 2017 thực hiện thí điểm áp dụng quy trình liên thông này tại thành phố Hồ Chí Minh. Giảm bớt thủ tục “đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Quy định về các thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như: thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trả lời

- Về đề nghị thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa đơn vị điện lực và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương: để hướng tới tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà nước không quá 8 ngày và giảm 1 thủ tục cần chuẩn hóa quy trình thực hiện các thủ tục về tiếp cận điện năng bảo đảm liên thông của các cơ quan liên quan trong giải quyết thủ tục tiếp cận điện năng đáp ứng tiêu chí minh bạch, thống nhất về thủ tục, chi phí, thời gian thực hiện và trách nhiệm giải quyết của mỗi cơ quan. Tuy nhiên, hồ sơ về Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện; Cấp phép thi công công trình xây dựng cần có bản đồ nên phải tham khảo ý kiến các Sở, ngành của Tỉnh để xem xét tính khả thi khi số hoá các hồ sơ này nhằm đáp ứng các tiêu chí của “một cửa liên thông”.

- Về áp dụng quy trình liên thông này tại thành phố Hồ Chí Minh: theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư không được quy định thủ tục hành chính trừ khi được Luật giao, các quy định về thủ tục hành chính hiện nay phải quy định ở cấp Nghị định của Chính phủ. Do đó, quy định về xây dựng cơ chế “một cửa liên thông” giữa đơn vị điện lực và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương phải được quy định tại Nghị định của Chính phủ. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu tính khả thi và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thí điểm cơ chế liên thông một cửa giữa đơn vị điện lực và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương để thực hiện các thủ tục liên quan đến tiếp cận điện năng, theo đó, giao đơn vị điện lực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng đề nghị đấu nối ở cấp điện áp trung áp và là đầu mối của “một cửa liên thông”.

- Về đăng ký bảo vệ môi trường: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để quy định việc không áp dụng thủ tục “Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

- Về các thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như: thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường: Đây là các thủ tục thuộc Nghị định 11/2010/NĐ-CP và các Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT, 50/2015/TT-BGTVT thuộc chức năng của Bộ Giao thông vận tải. Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải để đề nghị sửa đổi gộp các bước này trong quá trình sửa đổi Nghị định trên. Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và môi trường.

1.3. Kiến nghị: Về hợp đồng mua bán điện. EVN kiến nghị sửa đổi quy định này như sau: Bỏ quy định trình các tài liệu có liên quan đến việc đàm phán giá điện của các nhà máy điện kèm theo dự thảo Hợp đồng mua bán điện. Sửa đổi thời điểm kiểm tra hợp đồng mua bán điện của Thông tư 56/2014/TT-BCT theo hướng hậu kiểm đối với hợp đồng mua bán điện để đảm bảo thuận lợi cho EVN và đảm bảo tính thống nhất giữa các Thông tư. EVN chỉ có trách nhiệm gửi bản sao Hợp đồng đã ký chính thức để Cục Điều tiết điện lực có căn cứ để kiểm tra việc ký kết, thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng sau này.

Trả lời

Do thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) chỉ có một bên mua điện duy nhất là EVN nên việc ký kết hợp đồng mua bán điện cần thiết có sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế được báo cáo trong quá trình xây dựng lộ trình phát triển thị trường điện, hợp đồng mua bán điện giữa các bên mua bán điện cũng được cơ quan Nhà nước ở các nước kiểm tra trong giai đoạn đầu của thị trường điện. Điều này là cần thiết để tránh tình trạng lạm dụng độc quyền của bên mua điện duy nhất (EVN) đối với các nhà máy điện độc lập trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh, khi phát triển sang giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh có nhiều bên mua điện thì việc kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thể giảm thiểu dần.

Theo quy định tại Điều 66 (Điều tiết hoạt động điện lực) Luật điện lực số 28/2004/QH11 ngày 14 tháng 12 năm 2004, việc kiểm tra hợp đồng mua bán điện trong nội dung về điều tiết hoạt động điện lực “Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ”; tại Điều 37 Nghị định số  137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định cụ thể “Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra các loại hợp đồng sau: a) Hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện; Hợp đồng dịch vụ phụ trợ giữa đơn vị phát điện và đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; b) Hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn trên thị trường bán buôn điện; Hợp đồng mua buôn điện có thời hạn của Tổng công ty điện lực.”

Tại khoản 13 và khoản 15 Điều 1 Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực về chính sách giá điện và giá điện và các loại phí quy định:

“1a. Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

  1. Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.”

Do đó:

- Các tài liệu có liên quan đến việc đàm phán giá điện của các nhà máy điện kèm theo dự thảo hợp đồng mua bán điện quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 56/2014/TT-BCT là cần thiết phải được bên mua điện cung cấp, đây là các tài liệu làm căn cứ để kiểm tra, đối soát các thông số tính toán giá điện của các bên.

- Các Thông tư khác, ví dụ quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BCT, giá điện của các nhà máy được EVN xây dựng trình Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, có ý kiến về dự thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ được các bên ký tắt, như vậy việc ký kết chính thức hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt giá điện và có ý kiến về dự thảo hợp đồng, quy định này là thống nhất với quy định về trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT.

Trên cơ sở nguyên tắc kiểm tra hợp đồng mua bán điện trong thị trường điện, kinh nghiệm quốc tế và các quy định hiện hành của cơ quan Nhà nước, việc quy định về kiểm tra hợp đồng mua bán điện, trình tự kiểm tra và các hồ sơ cung cấp để làm căn cứ để kiểm tra quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT và Thông tư số 21/2015/TT-BCT là phù hợp với quy định hiện nay về hoạt động điều tiết điện lực. Việc quy định kiểm tra hợp đồng mua bán điện, phương pháp xác định giá phát điện sẽ được điều chỉnh phù hợp với các quy định mới và cấu trúc các giai đoạn thị trường điện tại Việt Nam.

Ngoài ra, ý kiến nêu trên của EVN là đại diện cho bên mua điện duy nhất, hiện tại chưa có các ý kiến liên quan đến vấn đề này từ các đơn vị phát điện, bán điện cho EVN.

Ý kiến bạn đọc (0)