Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thứ năm, 18-09-2018 | 14:13:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty TNHH Thành Bưởi

Công văn: 2065/PTM - VP, Ngày: 17/09/2018

Nội dung kiến nghị:

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, còn rất nhiều nội dung chưa phù hợp, bất cập, cấm đoán hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp, can thiệp sâu vào việc kinh doanh của doanh nghiệp. Dự thảo Nghị định thay thế không đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh mà còn làm tăng thêm nhiều điều kiện kinh doanh rất vô lý, không giải quyết, đề cập đến những bất cập, khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp.

Cụ thể các điều sau:

  1. Tại Khoản 5, Điều 4: “Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh bến xe khách và tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã đăng ký.” và tại khoản 6 điều 4: “Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết…

Đây là thỏa thuận dân sự giữa doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp bến xe, Cơ quan quản lý nhà nước không nên can thiệp vì khi doanh nghiệp vận tải vào hoạt động tại bến xe thì phải ký hợp đồng với doanh nghiệp bến xe.

  1. Tại Khoản 2, Điều 5: “Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đăng ký mầu sơn đặc trưng với Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải (trừ tuyến xe buýt chuyên trách)

Tại một số nước trên thế giới cơ quan quản lý nhà nước quy định màu sơn đặc trưng theo từng tuyến xe khác nhau, để tạo hình ảnh và thương hiệu của tuyến xe đó cũng như giúp hành khách dễ dàng nhận biết và ánh tượng về máu sắc của tuyến xe đó. Theo ý kiến của tôi, Nghị định nên quy định, giao Sở GTVT quy định màu sơn của từng tuyến xe buýt khác nhau, để khách hàng dễ nhận biết và dễ dàng lên đúng tuyến xe.

  1. Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 7:“ Đơn vị kinh doanh vận tải …..; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều người thuê vận tải khác nhau…” Chúng tôi kiến nghị bỏ “ không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều người thuê vận tải khác nhau…”

Quy định này trái với điều 12 “Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo” của Luật quảng cáo số 16/2012/QH 13, doanh nghiệp có quyền được quảng cáo, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây là 1 điều kiện thật là vô lý, cấm đoán và hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 7; Điểm d, Khoản 2, Điều 8: ”Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe không được đón, trả khách thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh”.

và tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 7; Điểm đ, Khoản 2, Điều 8:”Trong thời gian một tháng, mỗi xe không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm khởi hành và điểm kết thúc trùng nhau

Các quy định trên là những điều kiện thể hiện sự cấm đoán, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hạn chế quyền tự do kinh doanh, và cung cấp dịch vụ của đơn vị kinh doanh. Bởi vì, nếu trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có đủ diện tích, có đủ điều kiện để xe dừng đón trả khách mà không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không vi phạm Luật giao thông đường bộ thì sao lại cấm?. Quy định này đã hạn chế quyền kinh doanh, quyền được phục vụ khách hành của doanh nghiệp, vì khách hàng đến văn phòng, chi nhánh của Công ty thì không được xe của Công ty đón mà phải là xe của Công ty khác đón.

Tại sao lại cấm mỗi xe không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm khởi hành và kết thúc trùng nhau.

Ví dụ: Chúng tôi chỉ có 1 xe ô tô, ký hợp đồng với 1 doanh nghiệp hàng tháng đưa khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về Vũng Tàu khảng 15 chuyến/ tháng, nay với quy định này chúng tôi phải mua thêm xe và tìm thêm khách hàng, hoặc mua thêm xe, để đảm bảo xe của tôi không chạy quá 30% tổng số chuyến của xe đó trong 1 tháng có cùng điểm khởi hành và kết thúc hoặc chúng tôi phải phá sản.

Với quy định này sẽ làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh phá sản. Các doanh nghiệp lớn có nhiều xe, hoạt động rộng rãi thì họ có thể hợp thức hóa điều kiện này bằng cách xoay tua xe từ điểm này qua điểm khác.

  1. Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7; Điểm c, Khoản 2, Điều 8: ”Đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết hợp đồng vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 01 hợp đồng” .

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh….Với quy định trên: đối với doanh nghiệp phải đi tìm khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả một chuyến xe thì chẳng khác nào “mò kim đáy biển” và đối với khách hàng

Ví dụ: gia đình có 5 người muốn đi hợp đồng bằng xe giường nằm hoặc muốn đi ghép với những cá nhân khác để giảm chi phí mà phải thuê nguyên cả một chiếc xe, chẳng khác nào vào thuê phòng ngủ cho mình mà phải thuê cả khách sạn.

  1. Tại Khoản 4, Điều 7; Khoản 5, Điều 8: ”Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận tải theo quy định tại khoản 3 (trừ các điểm e, điểm g và điểm h) Điều 15 của Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email)...”

Quy định này làm tăng thêm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Hoặc phải quy định thêm, các thông tin do đơn vi kinh doanh vận tải báo cáo là những thông tin mật, liên quan đến bí mật kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải. Sở Giao thông vận tải chỉ được cung cấp các thông tin này cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Tránh trường hợp các thông tin này bị cung cấp ra ngoài, tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Điển hình như trường hợp của Công ty TNHH Thành Bưởi, báo cáo cho Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, sau đó Sở GTVT TP HCM cung cấp đầy đủ thông tin, số lượng khách, số chuyến xe của Công ty Thành Bưởi cho Báo Giao thông, Báo Giao thông lại thông tin cho các đối thủ cạnh tranh của Công ty Thành Bưởi.

  1. Điểm b, Khoản 6, Điều 11: ”Phải sử dụng lái xe có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.”

Đây là 1 điều kiện hạn chế quyền lao động của người lao động và quy định này không phù hợp vì hiện nay có xe giường nằm hai tầng nhưng chỉ có 16 chỗ và 20 chỗ thì sao lại quy định là phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệp điều khiển xe 30 chỗ trở lên để điều khiển xe giương nằm hai tầng 20 chỗ. Là một quy định thật là vô lý, trái với Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định về giấy phép lái xe.

  1. Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 15: ” Hợp đồng vận tải phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:.. Thông tin về lái xe: họ và tên, hạng giấy phép lái xe, số giấy phép lái xe, số điện thoại;..

Tại Điều 522, 523 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định: ” Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

“1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

  1. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.”

Nên tại dự thảo Nghị định không nên đưa quy định về hợp đồng vận tải vào.

  1. Tại Điểm c; Điểm d, Khoản 2; Điểm c, Khoản 3, Điều 20: Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh 01 tháng khi vi phạm một trong các nội dung sau:

c)Trong thời gian 03 tháng liên tục, bình quân có từ 20% trở lên số lái xe kinh doanh vận tải của đơn vị bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm phải tước Giấy phép lái xe có thời hạn;

  1. d) Trong thời gian hoạt động 01 tháng có trên 10% số lượng xe hoạt động mà người lái xe vi phạm pháp luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

- Điều này trái với điểm d, khoản 1, điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính “ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định và một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Hơn nữa, các điều khoản trên xác định hành vi vi phạm của cá nhân (lái xe), nhưng lại xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp “ Quýt làm cam chịu”  làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và các cá nhân không vi phạm khác. Nếu xử phạt như các điều ở trên thì vì lỗi của một cá nhân (lái xe) mà làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng ngàn cá nhân khác không vi phạm của doanh nghiệm đó.

- Các quy định trên không có mục đích rõ ràng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý, hoặc xử lý không đồng bộ với nhau, mỗi nơi xử lý theo mỗi kiểu, cần định nghĩa ” cụm từ ” nghiêm trọng” là như thế nào.

Công ty TNHH Thành Bưởi kính mong các cơ quan có thẩm quyền tham mưu Chính phủ ban hành những chính sách thay đổi tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, phát triển và đúng pháp luật.


Đơn vị phản hồi: Bộ Giao thông Vận tải

Công văn: 340/ BGTVT -VT, Ngày: 11/01/2019

Nội dung trả lời:

Thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh đình Dũng tại công văn số 349/VPCP - CN ngày 11/01/2018 của Văn phòng Chính phủ, trong đó đề nghị các Bộ:

Công an, Tư pháp, Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương có ý kiến đối với dự thảo Nghị định (Bộ GTVT trình tại văn bản số 14725/TTr- BGTVT ngày 29/12/2017) gửi Bộ GTVT trước ngày 20/01/2018 để nghiên cứu, hoàn thiện dự  thảo Nghị định, gửi Bộ tư pháp thẩm định lại, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/01/2018 theo đúng quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản số 1498ATPCP-CN ngày 09/02/2018 của Văn phòng Chính phủ; tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 97/BC-BTP ngày 19/4/2018. Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chinh phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2018 và các năm tiếp theo; thực hiện Thông báo số 242/TB- VPCP ngày 12/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch ủy ban ATGT Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo ừật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm quý III và 6 tháng cuối năm 2018.

Ngày 31/7/2018, Bộ GTVT đã có Tờ tình số 8354/TTr-BGTVT trình dự thảo Nghị định gửi kèm theo Hồ sơ trình gồm: dự thảo Nghị định; Báo cáo số 8355/BC- BGTVT ngày 31/7/2018 của Bộ GTVT báo cáo tiếp thu ý kiến thâm định của Bộ Tư pháp đối với dự thảo Nghị định.; Báo cáo số 83 56/BC-BGTVT ngày 31/7/2018 của Bộ GTVT báo cáo âằph giá tác động của dự thảo Nghị định; báo cáo tồng hợp, Bảng tổng hợp và tiếp thu các ý kiến của bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội và cơ quan hữu quan liên quan; các ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; một số văn bản khác có liên quan. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã đăng tải công khai toàn bộ Hồ sơ trình dự thảo Nghị định trên cổng Thồng tin điện tử của Bộ GTVT.

Tiếp tục thực hiện chi đạo tại Văn bản số 8165/VPCP-CN ngày 29/8/2018 của Văn phòng Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc rà soát, hoàn chỉnh lại dự thảo Nghị định, bảo đảm quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải; đặc biệt là các nội dung mà Văn phòng chính phủ đã định hướng xem xét tại Văn bản số 8165/VPCP-CN ngày 29/8/2018. Trong đó 08 nội dung kiến nghị, đề xuất của Cồng ty TNHH Thành Bưởi tại Công văn số 0708-01/CV-TB ngày 07/08/2018 cũng đang được Bộ GTVT nghiêm túc nghiên cứu để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện lại dự thảo Nghị định gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại Văn bản số 8165/VPCP-CN. Nội dung tiếp thu, giải trình chi tiết tại mục 6 của Bảng tổng hợp ý kiến góp ý đối vói dự thảo nghị định thay thế nghị định số 86 (từ trang 81 đến trang 84 của Bảng tổng hợp) gửi kèm theo Công văn số 11251/BGTVT-VT ngày 05/10/2018 mà Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đăng công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ GTVT.

Hiện tại, Bộ GTVT đang thực hiện tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và theo kết quả sơ bộ thì các Thành viên Chính phủ cũng còn có ý kiến khác nhau về nội dung quy định này Do vậy, Bộ GTVT đang tiếp tục rà soát quy định của các Luật liên quan để sửa đổi, bổ sung cho phù hơp quy định hiện hành để đảm bảo hợp hiến, hợp pháp.

Ý kiến bạn đọc (0)