Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Hình phạt với người lãnh đạo đình công bất hợp pháp

Thứ năm, 28-06-2017 | 09:27:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Hình phạt với người lãnh đạo đình công bất hợp pháp

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Tiểu nhóm công tác nguồn nhân lực (VBF)

Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Quy định hình phạt đối với người lãnh đạo của một cuộc đình công bất hợp pháp đã được cập nhật trong Luật Lao động sửa đổi, tuy nhiên, các quy định không rõ ràng và nó không đủ nghiêm ngặt so với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Công văn: 1833/ LĐTBXH - PC, Ngày: 12/05/2017

Nội dung trả lời:

  • Đình công là hành động mà các bên trong quan hệ lao động không mong muốn xảy ra vì điều này gây ra thiệt hại cho cả doanh nghiệp, người lao động và nhà nước. Vì vậy, pháp luật lao động đã quy định cụ thể quy trình, thủ tục tổ chức đình công, quyền của các bên trước và trong quá trình đình công, những trường hợp đình công bất họp pháp, các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công, trường hợp không được đình công, xử lý cuộc đinh công không đúng trình tự thủ tục.
  • Thời gian qua nhiều cuộc đình công xảy ra, tuy nhiên các cuộc đình công này đều không do ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Việc xảy ra các cuộc đình công này là do các bên chưa thực hiện đối thoại dân chủ,thương lượng, giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật; một số trường hợp do vi phạm pháp luật về lao động; tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp chưa phát huy đúng vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các bên liên quan rà soát Bộ luật' lao động để sửa đổi, bổ sung trong đó tiếp tục tôn trọng quyền tự quyết định của các bên, tăng cường đối thoại, thương lượng để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật trên cơ sở phát huy vai ừò các thiết chế hòa giải. Đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc tham gia đối thoại, thương lượng giải quyết tranh chấp lao động để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người lao động.
Ý kiến bạn đọc (0)