Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Hướng dẫn quy định của Bộ luật Dân sự

Thứ sáu, 27-08-2018 | 10:01:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Hướng dẫn quy định của Bộ luật Dân sự

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý (địa chỉ 276 Nguyễn Nghiêm, Tổ dân phố 5, thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi)

Công văn: 1860/PTM - VP, Ngày: 24/08/2018

Nội dung kiến nghị:

Trong thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý, địa chỉ 276 Nguyễn Nghiêm, Tổ dân phố 5, thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, có tham gia tố tụng hành chính và tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự theo quy định tại các văn bản luật sau đây:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:                                                  

Việc ủy quyền này tôi thực hiện theo các quy định sau đây:       

Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự quy định “1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”.

Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự quy định “1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”.

Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định quy định điều kiện để trở thành pháp nhân là “Điều 74. Pháp nhân

  1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  3. b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  4. c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  5. d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”.

Với điểm d khoản 1 Điều 74 nêu trên thì pháp nhân có đầy đủ tư cách của một chủ thể, tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tại Điều 53 Luật tố tụng hành chính quy định “Điều 53. Người tham gia tố tụng

Người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.”.

Tại các khoản 7, 8, 9, 10 Điều 3 Luật tố tụng hành chính quy định “7. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

  1. Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).
  2. Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.
  3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”.

Như vậy khi một tổ chức là người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng thì có quyền ủy quyền cho tổ chức khác tham gia tố tụng thay tổ chức mình. Ví vụ tổ chức là Pháp nhân kinh tế được ủy quyền cho tổ chức là pháp nhân (ví vụ như công ty luật) tham gia tố tụng hành chính.

Từ quy định cơ sở này, tại khoản 1, 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính quy định“1. Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

  1. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.
  2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.”.

Khoản 4 Điều 60 nêu trên quy định cho phép áp dụng Bộ luật dân sự. Hơn nữa khoản 3 Điều 60 nêu trên sử dụng từ “Người” mà không quy định cụ thể là cá nhân. Từ “Người” là đại từ nhân xưng chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật tố tụng hành chính chỉ quy định người đại diện theo ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghĩa là phải đủ điều kiện để xác lập và thực hiện công việc được ủy quyền. Quy định này không mang ý nghĩa chỉ quy định cho cá nhân mà kể cả tổ chức là hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức Hội không có tư cách pháp nhân. Còn pháp nhân thì có năng lực pháp luật và tham gia vào các quan hệ xã hội một cách độc lập; pháp nhân đương nhiên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên Luật tố tụng hành chính không quy định là phù hợp.

Hơn nữa, trong thực tiễn xét xử, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã chấp nhận người khởi kiện là cá nhân ủy quyền cho pháp nhân tham gia tố tụng vụ án hành chính. Cụ thể là tại Bản án số 94/2018/HC-PT ngày 05/6/2018 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử đã chấp nhận việc ông Nguyễn Bường (người khởi kiện) ủy quyền cho Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý (Bản án này đã đăng trên trang tin điện tử của TANDTC); Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2018/HC-ST ngày 10/4/2018 của TAND huyện Đức Phổ cũng chấp nhận ông Nguyễn Hẵn (người khởi kiện) ủy quyền cho Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý tham gia tố tụng hành chính là hợp pháp. Như vậy nếu theo quan điểm của TAND tỉnh Quảng Ngãi thì bản các bản án nêu trên đều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Nhưng cũng có cái lạ đời là chính TAND tỉnh Quảng Ngãi đã xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm số 01/2018/HC-ST của TAND huyện Đức Phổ mà không tuyên bố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về việc ủy quyền.

Thế nhưng ngày 25/7/2018, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ngãi tạm ngừng phiên tòa hành chính sơ thẩm với lý do không chấp nhận việc tôi ủy quyền cho  Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý là không phù hợp với những chứng lý nêu trên.

Cũng chính trong vụ án hành chính vụ ông Trần Văn Bảy, TAND tỉnh Quảng đã chấp nhận tư cách tham gia tố tụng của Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý, cụ thể là từ ngày 04/4/2018 cho đến ngày 25/7/2018 (kể cả trong phiên công khai, tiếp cận chứng cứ và đối thoại do Thẩm phấn chủ trì). Thế mà khi xét xử thì lại không chấp nhận việc ủy quyền này.

Trong tố tụng dân sự, theo khoản 1, 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

  1. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.

Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý nhận ủy quyền của đương sự và cử Phó giám đốc Công ty tham gia tố tụng vụ án dân sự được xét xử phúc thẩm tại TAND tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 27/7/2018 nhưng Hội đồng xét xử của TAND tỉnh Quảng Ngãi không chấp nhận với lý do trong Giấy ủy quyền không có nội dung được ủy quyền lại cho người thứ 3 (nghĩa là HĐXX cho rằng thực hiện nhiệm vụ ủy quyền này phải do người đại diện theo pháp luật của công ty).

Chúng tôi cho rằng pháp nhân là một tổ chức có nhiều người, việc cử người nào trong pháp nhân để thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân nhận ủy quyền là do pháp nhân quyết định.

Để tháo gỡ vướng mắt trong quá trình nhận thức và áp dụng pháp luật, Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý kiến nghị hướng dẫn các nội dung sau đây:

1/ Trong tố tụng hành chính việc cá nhân là người khởi kiện ủy quyền cho pháp nhân tham gia tố tụng vụ án có vi phạm pháp luật hay không? Được chấp nhận hay không?

2/ Bất kỳ nhân sự nào của Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý hoặc Công ty luật do chính Công ty cử làm nhiệm vụ mà Công ty nhận ủy quyền có vi phạm pháp luật hay không? Được chấp nhận hay không?


Đơn vị phản hồi: Bộ tư pháp

Công văn: 4203/BTP - PLDSKT, Ngày: 01/11/2018

Nội dung trả lời:

  1. Nội dung: “Trong tố tụng hành chỉnh việc cá nhân là người khởi kiện ủy quyền cho pháp nhân tham gia tố tụng vụ án có vi phạm pháp luật hay không? Được chấp nhận hay không?

Vấn đề pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền đã được quy đinh tại Điều 138 và các quy định khác có liên quan của Bộ luật dân sự năm 2015. về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính, tại Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 không quy định rõ vịệc người đại diện theo ủy quyền có bao gồm pháp nhân hay không. Tuy nhiên, theo Điều 371 của Luật này thì Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, trừ quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Như vậy, với quy định tại Điều 371 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có thể hiểu kể từ ngày 01/01/2017 thì việc ủy quyền cho pháp nhân tham gia tố tụng hành chính được áp dụng.

Tuy vậy, để thống nhất trong áp dụng pháp luật, đề nghị Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này.

  1. Nội dung: “Bất kỳ nhân sự nào của Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ đại diện tư vấn Hậu Công Lý hoặc Công ty Luật do chính Công ty cử làm nhiệm vụ mà Công ty nhận ủy quyền có vi phạm luật hay không? Được chấp nhận hay không? ”

về việc nhân sự trong pháp nhân thực hiện công việc mà pháp nhân được ủy quyền, Bộ Tư pháp cho rằng cần phân tách các trường hợp sau:

Thứ nhất, đối với pháp nhân là doanh nghiệp được đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không phải là công ty luật được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư thì việc nhân sự trong pháp nhân thực hiện công việc mà pháp nhân được ủy quyền thực hiện theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 về thời hạn đại diện và Điều 141 về phạm vi đại diện (Điều 137). Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty trách nhiệm hữu hặn và công ty cồ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quàn lý và quyền, nghĩa vụ cùa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 13).

Vì vậy, trong trường hợp này, Bộ Tư pháp cho rằng doanh nghiệp khi nhận làm đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác theo quy định, thì doanh nghiệp có thể cử nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các công việc dược ủy quyền, việc thực hiện công việc này cần căn cử vào điều lệ của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền và pháp luật có liên quan điều chỉnh.

Thứ hai, đối với pháp nhân là công ty luật được thành lập theo Luật Luật sư, việc nhận đại diện ủỵ quyền tham gia tố tụng thuộc phạm vi hành nghề luật sư theo quy định tại Điễu 22. ciỉạ Luật Luật sư.

Theo Điều 26 của Luật Luật sư thì công ty luật tiếp nhận và thực hiện vụ việc theo yêu cầu của khách hàng thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa hai bên. Trong trường hợp Công ty luật nhận ủy quyền của khách hàng để thực hiện một giao dịch, công việc nào đó phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng dịch vụ pháp lý, văn bản ủy quyền, đảm bảo phù hợp với pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư và pháp luật khác có liên quan. Hơn nữa, Công ty luật còn có Điều lệ Công ty, nên việc phân công hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ của Công ty cũng phải căn cứ vảo Điều lệ Công ty và đảm bảo phù hợp, thống nhất với các quy định pháp luật về luật sư và pháp luật khác có liên quan.

Bên canh đó, cũng lưu ý thực tiễn thời gian qua, Bộ Tư pháp nhận được phản ánh của một số địa phương còn có tình trạng cấp đăng ký cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, công chứng, chứng thực không phù hợp với pháp luật chuyên ngành. Theo quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư năm 2014 và Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục 4 của Luật Đầu tư) thì hành nghề luật sư là ngành, nghề đâu tư kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện chưa có quy định cụ thể về trường hợp một doanh nghiệp đăng ký nhiều lĩnh vực hành nghề, trong đó có lĩnh vực hoạt động pháp luật (mã ngành 69101) thì việc thành lập doanh nghiệp này phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp hay quy định của lĩnh vực chuyên ngành liên quan (Luật Luật sư). Như vậy, cùng một hoạt động đại diện, tư vấn pháp lý được quy định trong hai luật với tên gọi ngành nghề khác nhau, do hai chủ thể khác nhau thực hiện; để thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thì phải có luật sư là người có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ pháp lý, trong khi đó doanh nghiệp thông thường cũng có thể đãng ký hoạt động pháp luật mà không cần người có đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư. Nhằm xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên, Bộ Tư pháp đã có Công văn 2481/BTP- BTTP ngày 06/7/2018 đề nghi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hưóng dẫn, chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện rà soát các doanh nghiệp đã đăng ký bảo đảm hoạt động đúng quy định pháp luật về luật sử, tư vấn pháp luật, công chứng, chứng thực và pháp luật liên quan trong quá trình đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mã ngành, nghề “hoạt động pháp luật” (mã 6910); yêu cầu các đơn vị, tổ chức đã đăng ký lĩnh vực này phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh và không thực hiện đăng ký doanh nghiệp mới trong lĩnh vực này. Đồng thời, tiếp tục phối hợp rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm chuẩn hóa danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và danh mục ngành, nghề trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam cho phù hợp với pháp luật chuyên ngành, yêu cầu thực tiễn hiện nay cũng như thông lệ quốc tế.

Ý kiến bạn đọc (0)