Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Sửa quy định tại Điều 35 theo phương án: Trong trường hợp TNGT được coi là TNLĐ, thời hạn điều tra TNLĐ tính từ thời điểm nhận Biên bản điều tra TNGT do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ như sau: a) Không quá 07 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nhẹ người lao động b) Không quá 10 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nặng một người lao động.

Thứ ba, 24-11-2017 | 11:40:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Sửa quy định tại Điều 35 theo phương án: Trong trường hợp TNGT được coi là TNLĐ, thời hạn điều tra TNLĐ tính từ thời điểm nhận Biên bản điều tra TNGT do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ như sau: a) Không quá 07 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nhẹ người lao động b) Không quá 10 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nặng một người lao động.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

Điều 35, Luật ATVSLĐ: Điều tra tai nạn lao động (TNLĐ)  quy địnhtTrong trường hợp tai nạn giao thông (TNGT) được coi là TNLĐ (nghĩa là tai nạn xảy ra khi người lao động đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc), giới hạn về thời gian như vậy quá ngắn để người sử dụng lao động điều tra vụ tai nạn và báo cáo vì: tai nạn có thể xảy ra ở một phạm vi rất rộng và phải mất thời gian để doanh nghiệp có thể tiếp cận đến hiện trường nên khó đảm bảo được hiện trường còn nguyên trạng để điều tra và bản thân doanh nghiệp không có đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này.

+ Khoản 5 của Điều này quy định rõ: Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì Biên bản khám nghiệm hiện trường và Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn, hoặc Biên bản điều tra TNGT sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

Thời hạn điều tra được quy định tại điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động là "không quá 04 ngày đổi với tai nạn làm bị thương nhẹ; không quá 07 ngày đối với tai nạn làm bị thương nặng một người lao động; Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 02 người trở lên; không quá 30 ngày đôi với tai nạn chết người

Những nội dung này được xây dựng kế thừa quy định trước đây và tính toán, xin ý kiến các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, địa phương. Bên cạnh đó còn có quỵ đinh cũng quy định việc gia hạn thời hạn điều tra nhằm đảm bảo việc giải quyết chế độ cho người lao động, tránh để tồn đọng kéo dài vụ việc

Đối với tai nạn xảy ra trên đường đi và về, thủ tục hiện nay được cải thiện theo hướng có thể sử dụng 01 trong 03 loại văn bản: Hồ sơ gải quyết tai nạn giao thông; văn bản xác nhận của công an cấp xã, văn bản xác nhận của chính quyên cấp xã. Như vậy thủ tục đã linh hoạt và đơn giản hơn trước đây (quy định là phải có hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của công an giao thông) nên thời gian điều tra được cải thiện đáng kể. Vì vậy, việc quy định thời hạn điêu tra tại Điêu 35 cơ bản là hợp lý.

Ý kiến bạn đọc (0)