Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Tài sản đảm bảo cho tài chính nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tài sản cố định như bất động sản. Để đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành nông nghiệp ở Việt Nam, nên xem xét động sản thế chấp như máy móc nông nghiệp, khả năng thanh toán của người mua sản phẩm.

Thứ năm, 06-06-2017 | 14:14:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Tài sản đảm bảo cho tài chính nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tài sản cố định như bất động sản. Để đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành nông nghiệp ở Việt Nam, nên xem xét động sản thế chấp như máy móc nông nghiệp, khả năng thanh toán của người mua sản phẩm.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội DN Nhật Bản tại VN

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Tài sản đảm bảo cho tài chính nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tài sản cố định như bất động sản. Để đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành nông nghiệp ở Việt Nam, nên xem xét động sản thế chấp như máy móc nông nghiệp, khả năng thanh toán của người mua sản phẩm.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước

Công văn: 6117/BTC-CST; 3317/NHNN - VP , Ngày: 11/05/2017

Nội dung trả lời:

Hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước (NHNN).

Theo Điều 15 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, việc bảo đảm tiền vay được quy định như sau:

1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

  1. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
  2. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật”.

Do đó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay (thế chấp máy móc nông nghiệp, khả năng thanh toán của người mua sản phẩm… ) là do Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ vốn vay và thỏa thuận, thống nhất với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật.

  • Ngân hàng nhà nước:

    Hiện nay, việc bảo đảm thực hiện, nghĩa vụ (bao gồm nghĩa vụ trả nợ cho các khoản vay nông nghiệp tại các TCTD) dược thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sụ 2015, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ-về ịậao dịch bào đảm, Nghi ánh số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sd điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

    Theo các quy định này, các bên có thể thỏa thuận về việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo; thực hiện biện pháp bảo đảm gồm nhiều hình thức, như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp....; tài sản để thực hiện các biện pháp bảo đảm bao gồm hiện vật, tiền, giấy tờ có giá và cả quyền tài sản. Thực tế, thời gian qua, ngoài bất động sản thì các TCTD đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay với nhiều loại tài sân khác nhau, như ô tô, tài sản hình thành trong tương lai, hàng hóa luân chuyển, quyền đòi nợ...hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm (vay tín chấp) trên cơ sở đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, được TCTD đánh giá có khả năng tài chính để hoàn trà nợ vay đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.

    Hiện nay, đối vói hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng các tài sản có giá trị như nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu,...dùng làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng do các tài sản này không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn đối vói doanh nghiệp, người dâri, NHNN đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sờ hữu tài sản hình thành trên đất để doanh nghiệp có thể làm các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.

Ý kiến bạn đọc (0)