Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Về bất cập trong thực hiện Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT,

Thứ ba, 31-01-2018 | 17:17:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Về bất cập trong thực hiện Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT,

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Công văn: 0139A/PTM - VP, Ngày: 23/01/2018

Nội dung kiến nghị:

Kiến nghị: Cho phép DN không phải đóng BHXH khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 11 ngày làm việc trở lên trong tháng theo Quyết định 959/QĐ-BHXH

Lí do kiến nghị:

Điểm 1.7, khoản 1, Điều 38 Quy định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam có nêu: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản…”

Quy định như vậy đồng nghĩa với trường hợp “người lao động chỉ cần làm việc từ 12 ngày trở lên trong tháng thì thực hiện đóng BHXH tháng đó”. Do đó, DN đã phải đóng bù BHXH với số tiền rất lớn cho những người lao động nghỉ từ 05 đến 13 ngày/tháng, trong đó số ngày nghỉ tập trung đa số từ 11-13 ngày/tháng.

Xét về bản chất của vấn đề, người lao động không đi làm, không tạo ra thu nhập thì không có tiền để đóng BHXH; DN càng có nhiều người lao động nghỉ ốm đau, nghỉ việc riêng thì thiệt hại càng nặng nề. Như vậy, luật BHXH vô hình trung đã mất đi ý nghĩa an sinh xã hội của nó.

 


Đơn vị phản hồi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)