Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

về việc thi hành phán quyết trọng tài, theo quy định tại Điều 67 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”.

Thứ bẩy, 20-07-2017 | 15:41:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: về việc thi hành phán quyết trọng tài, theo quy định tại Điều 67 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ( VIAC)

Công văn: 1680/PTM - VP, Ngày: 14/07/2017

Nội dung kiến nghị:

Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014[1] quy định về trình tự, thủ tục thi hành quyết định trọng tài như sau: “Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan”. Quy định trên chưa quy định rõ về “tài liệu khác có liên quan” bao gồm những tài liệu nào? Các văn bản hướng dẫn Luật thi hành án dân sự (Nghị định 62/2015/NĐ-CP .) cũng không hướng dẫn về nội dung này. Điều này khiến cho trên thực tế khi triển khai thi hành quyết định trọng tài gặp một số vướng mắc, bất cập sau:

- Cơ quan thi hành án đã yêu cầu đương sự phải cung cấp giấy xác nhận của Tòa án về việc tòa án có đang thụ lý, giải quyết Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không (“Xác nhận của Tòa án”). Trong khi đó Tòa án lại không có bất kỳ quy trình hay thủ tục nào để cấp Giấy xác nhận này, việc cấp giấy hoàn toàn phụ thuộc vào thực tiễn mỗi Tòa. Vì vậy, yêu cầu bên được thi hành án phải cung cấp “Xác nhận của Tòa án” dẫn tới tình trạng rất bất cập:

+ Việc thi hành phán quyết trọng tài vốn là việc đương nhiên nhằm thực thi quyền lợi hợp pháp của bên được thi hành thì lại bị phụ thuộc vào việc Tòa án có cấp giấy xác nhận hay không, từ đó làm giảm sút nghiêm trọng quyền đương nhiên này của bên được thi hành;

+ Thủ tục xin xác nhận của Tòa thực chất là một thủ tục hành chính độc lập, phải thực hiện trước khi nộp hồ sơ đến cơ quan thi hành án, quy trình yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài vì vậy bị tăng gấp đôi về thủ tục, ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi hợp pháp của bên được thi hành án;

+ Thủ tục xin giấy xác nhận của Tòa không có quy trình thống nhất nào, dẫn tới khó khăn cho Tòa án (khi các Tòa án không có căn cứ thực hiện) và càng khó khăn hơn cho bên được thi hành án (bởi thủ tục không được quy định trong pháp luật thì không thể dự đoán trước được về thời gian, điều kiện và khả năng được cấp xác nhận)

- Về mặt logic, việc cơ quan thi hành án yêu cầu phải có bằng chứng về việc phán quyết trọng tài đã có giá trị thi hành (không bị đình lại bởi việc Tòa án xem xét yêu cầu hủy phán quyết) là hợp lý, tránh tình trạng sau khi phán quyết được thi hành Tòa án có thể lại hủy một phần hoặc toàn bộ phán quyết.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chủ thể nào phải cung cấp bằng chứng này. Có 03 chủ thể có thể cung cấp bằng chứng về vấn đề này là bên được thi hành án, bên phải thi hành án và Tòa án (nơi thụ lý yêu cầu hủy, nếu có). Việc lựa chọn bên được thi hành (tức là “bên yêu cầu thi hành án) là không phù hợp và gây ra rất nhiều bất cập như đã nêu trên bởi:

+ Về mặt nguyên tắc, bên được thi hành là bên có quyền đương nhiên (theo phán quyết trọng tài), bên phải thi hành nếu không muốn thi hành mới phải chứng minh về quyền chưa thi hành (do đang yêu cầu hủy phán quyết trọng tài). Việc chuyển trách nhiệm chứng minh từ “bên phải thi hành” sang “bên được thi hành” là rất bất hợp lý;

+ Về mặt thực tế, thông tin Tòa án có đang thụ lý, giải quyết Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không, bên yêu cầu thi hành án sẽ rất khó để biết được. Trong khi bên phải thi hành quyết định trọng tài (chủ thể có thể nộp Đơn yêu cầu hủy ra Tòa) và Tòa án có thẩm quyền xem xét hủy phán quyết trọng tài lại có thể dễ dàng cung cấp thông tin. Do đó, việc lấy thông tin từ bên phải thi hành quyết định trọng tài hoặc Tòa án sẽ là hợp lý hơn, vì sẽ không phát sinh thêm thủ tục tạo thuận lợi cho hoạt động thi hành phán quyết trọng tài. Giữa Tòa án và bên phải thi hành án thì việc cung cấp bằng chứng về việc hủy từ bên phải thi hành án sẽ thuận lợi hơn (bởi khi nộp Đơn yêu cầu và được thụ lý, Tòa án sẽ cấp cho bên yêu cầu giấy tờ xác nhận việc thụ lý) trong khi đó việc Tòa án cấp xác nhận/thông tin cho cơ quan thi hành án sẽ mất thêm một công đoạn không cần thiết giữa hai cơ quan này.

Từ những phân tích trên cho thấy việc yêu cầu bên được thi hành (đương sự yêu cầu thi hành án) phải có “xác nhận của Tòa án” mới được thi hành phán quyết trọng tài là bất hợp lý, tạo ra thủ tục bất cập và không khả thi, đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về “rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án” thể hiện trong Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.  Do đó, đề nghị các Cơ quan liên quan (Bộ Tư pháp, cơ quan thi hành án) sửa đổi văn bản hướng dẫn Luật thi hành án dân sự (Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự) quy định về thủ tục thi hành án trong trường hợp đương sự yêu cầu theo hướng:

1- Không buộc bên yêu cầu thi hành án (đương sự) phải cung cấp bằng chứng, xác nhận về việc Tòa án có đang thụ lý, giải quyết Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không;

2- Cơ quan thi hành án sau khi thụ lý Đơn yêu cầu phải thông báo cho bên phải thi hành án về Đơn yêu cầu và cho bên phải thi hành án một thời hạn nhất định để xuất trình bằng chứng chứng minh phán quyết trong tài liên quan chưa có hiệu lực thi hành (do chưa hết thời hạn khiếu nại hủy, do đã có giấy tờ thụ lý Đơn yêu cầu hủy cấp bởi Tòa án). Hết thời hạn này mà bên được thi hành không cung cấp được bằng chứng về quyền được hoãn thi hành phán quyết trong tài của mình thì Cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục thi hành án như bình thường; trường hợp, bên phải thi hành án xuất trình được tài liệu chứng minh, cơ quan thi hành án trả lại Đơn yêu cầu cho bên được thi hành án và nêu rõ lý do.

3- Liên quan tới quy định về “tài liệu khác liên quan” của Luật thi hành án dân sự 2014, cần hướng dẫn rõ các tài liệu này là tài liệu chứng minh nhân thân, danh tính của bên được thi hành (để xác nhận đây là chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án, qua đó bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác của thủ tục liên quan).

[1] Khoản 13 Điều 1 Luật thi hành án năm 2014


Đơn vị phản hồi: Bộ Tư pháp

Công văn: 3063/TCTHADS - NV1, Ngày: 18/08/2017

Nội dung trả lời:

  1. Đối với kiến nghị, đề xuất về thi hành Phán quyết trọng tài tại các cơ quan Thi hành án dân sự

1.1. về việc chứng minh Phán quyết trọng tài không bị yêu cầu hủy

Theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì Phán quyết, Quyết đỉnh của Trọng tài thương mại là một trong những bản án, quyết định được cơ quan THADS tổ chức thi hành. Bên cạnh đó, tại Điều 66 Luật Trọng tài thương mại quy định:

“1. Hếtt thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành án phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phản quyết trọng tài.

2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thỉ hành án dân SI/có tham quyầi thi hàrih. phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng kỷ theo quy định tại Điều 62 của Luật nậy”.

Như vậy, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu thi hành Phán quyết trọng tài khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Đã hết thời hạn tự nguyện thi hành Phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành;
  • Có căn cứ chứng minh tại thòi điểm yêu cầu thi hành án, bên phải thi hành không yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài.

Đối với Phán quyết trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành sau khi Phán quyết trọng tài được đăng ký tại cơ quan Tòa án cổ thẩm quyền.

1.2. Đối với kiến nghị sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP

Hiện nay, Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp đang tiến hành rà soát tình hình tổ chức thi hành Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở đó, Tông cục sẽ tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc, bất cập khi phát sinh.

Vi vậy, đối với kiến nghị của quý đơn vị liên quan tói quy định về “tài liệu khác có liên quan” cũng như về căn cứ chứng minh nêu ừên, Tổng cục sẽ tổng hợp ừong quá trình rà soát Luật THADS và các văn bản hưóng dẫn thi hằnh để có hướng giải quyết.

Ý kiến bạn đọc (0)