Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo. Ở nhiều nước trên thế giới, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo (Code of Conduct hoặc Code of Advertising Practice; The Advertising Standarts) thực chất là bộ quy chuẩn về quảng cáo, trong đó quy định rất chi tiết những điều được và không được quảng cáo cho từng sản phẩm, ngành hàng. Các nhà quảng cáo chỉ căn cứ vào bộ quy tắc để tự điều chỉnh việc thực hiện quảng cáo cho đúng quy chuẩn. Các cơ quan quản lý không phải xét duyệt nội dung trước, chỉ cần đối chiếu các quy định trong bộ quy tắc để giám sát, kiểm tra các đơn vị làm quảng cáo nếu sai thì xử phạt rất nặng. Thực hiện được việc này không chỉ đề cao trách nhiệm của các nhà quảng cáo mà còn giảm rất nhiều thủ tục hành chính phiền hà cho cả cơ quan quản lý lẫn người làm quảng cáo. Tình trạng xin-cho, tiêu cực về cơ bản sẽ bị loại bỏ.

Thứ năm, 16-06-2017 | 11:32:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo. Ở nhiều nước trên thế giới, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo (Code of Conduct hoặc Code of Advertising Practice; The Advertising Standarts) thực chất là bộ quy chuẩn về quảng cáo, trong đó quy định rất chi tiết những điều được và không được quảng cáo cho từng sản phẩm, ngành hàng. Các nhà quảng cáo chỉ căn cứ vào bộ quy tắc để tự điều chỉnh việc thực hiện quảng cáo cho đúng quy chuẩn. Các cơ quan quản lý không phải xét duyệt nội dung trước, chỉ cần đối chiếu các quy định trong bộ quy tắc để giám sát, kiểm tra các đơn vị làm quảng cáo nếu sai thì xử phạt rất nặng. Thực hiện được việc này không chỉ đề cao trách nhiệm của các nhà quảng cáo mà còn giảm rất nhiều thủ tục hành chính phiền hà cho cả cơ quan quản lý lẫn người làm quảng cáo. Tình trạng xin-cho, tiêu cực về cơ bản sẽ bị loại bỏ.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Với vai trò đại diện cho hội viên, liên tục từ sau khi Luật Quảng cáo có hiệu lực (tháng 1/2013) cũng như sau khi có Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ đến Nghị quyết số 35-2016/NQ-CP, không kể số đơn thư do các doanh nghiệp trực tiếp gửi đi kêu cầu, HHQCVN đã có hàng chục văn bản (phụ lục kèm theo) phản ảnh kịp thời, kiến nghị khá  đầy đủ và cụ thể gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương mong được xem xét, giải tỏa, tháo gỡ, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng phần lớn không được xem xét trả lời, giải quyết. Đến nay, qua phản ảnh của các doanh nghiệp và khảo sát thực tế, có thể thấy những khó khăn, vướng mắc đó hầu như vẫn còn đấy, tựu trung thể hiện ở những vấn đề cơ bản như sau:

  1. a) Nhiều quy định của Luật, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương liên quan đến quảng cáo thiếu nhất quán, không đồng bộ, chậm được triển khai, sửa đổi:

- Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 “Quy định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo” có Điều 12 không phù hợp với Điều 19 của Luật Quảng cáo khi quy định “Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo”. Điều này, làm nảy sinh một loại giấy phép mới mà trước đó chỉ cần thông báo là đủ. Đây là một bước lùi trong cải cách hành chính, làm hạn chế tiến trình hội nhập quốc tế của ngành quảng cáo.

- Các thông tư  của các bộ hướng dẫn thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo còn chồng chéo, phức tạp, thiếu thống nhất, cán bộ hướng dẫn không rõ ràng… gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.

- Luật Đất đai quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Luật Xây dựng quy định về thủ tục cấp phép xây dựng công trình quảng cáo thiếu đồng bộ, không phù hợp với đặc thù của công trình quảng cáo, thiếu khả thi khiến hoạt động quảng cáo phải ngưng trệ vì hầu hết các doanh nghiệp không thể xin được giấy phép xây dựng bảng quảng cáo như quy định của các luật này.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BXD (QCVN 17) về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời ban hành kèm theo Thông tư số

19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng về cơ bản đã chuẩn hóa được việc xây dựng phương tiện quảng cáo ngoài trời, tuy vậy khi áp dụng vào thực tế còn một số điểm chưa phù hợp nhưng chậm được sửa đổi. 

- Nghị định 181/2013/NĐ-CP yêu cầu hết năm 2013 các địa phương phải hoàn thành quy hoạch quảng cáo ngoài trời nhưng đến nay nhiều địa phương chưa có quy hoạch, thực chất là đã vi phạm quy định của Luật Quảng cáo. Việc xây dựng quy hoạch nhìn chung còn thiếu cơ sở khoa học, thiếu tầm nhìn chuyên môn, hạn chế tính kế thừa, công khai, minh bạch, có khi mang tính ngẫu hứng của lãnh đạo địa phương. Điều đáng nói là, trong khi chưa ban hành quy hoạch mới, có địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lại tạm dừng tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo cũ lẫn mới, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng quảng cáo không phép,  xử lý cả những bảng quảng cáo đã được cấp phép theo quy hoạch cũ làm gián đoạn sản xuất, mất cơ hội kinh doanh, quảng bá sản phẩm, gây tổn thất lớn cho nhiều doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp tới chỗ bế tăc.

- Một số địa phương còn đặt  thêm những quy định riêng, mang tính hạn chế quảng cáo, không phù hợp với các văn bản cấp trên, thể hiện rất rõ sự tùy tiện, trên mở, dưới thắt.

  1. b) Thủ tục hành chính trong lĩnh vực quảng cáo chậm cải cách:

- Đối với việc xây dựng bảng quảng cáo ngoài trời, Luật Quảng cáo đã quy định tới 08 loại giấy tờ. Tưởng vậy là đủ nhưng trên thực tế, để kiếm cho được các loại giấy tờ này lại phải qua các thủ tục khác, rất vất vả, thậm chí không thể thực hiện nổi.

- Việc quy định các doanh nghiệp chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở VHTTDL thay cho việc phải xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời trước đây tưởng dễ dàng, đơn giản hơn nhưng  có địa phương vẫn đặt ra các điều kiện ngoài quy định làm khó dễ cho nhà quảng cáo khiến tình trạng quảng cáo không phép gia tăng, làm nảy sinh thêm các hiện tượng tiêu cực.

- Quy định xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt ở từng Bộ vốn đã rối rắm, phức tạp, lại có những sản phẩm phải xin phép tới 2-3 bộ liên quan nhưng  giữa các bộ thiếu sự thống nhất, người thụ lý không hướng dẫn rõ ràng, sát thời hạn cấp phép mới yêu cầu điều chỉnh bổ sung thủ tục khiến người xin phép phải chạy lòng vòng, làm đi làm lại vài ba lần rất mất thời gian, gây phiền hà, khó khăn cho nhà quảng cáo, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch quảng bá, chiến dịch marketing sản phẩm và cơ hội kinh doanh của đơn vị.


Đơn vị phản hồi: Bộ Xây dựng

Công văn: 1036/BXD - PC, Ngày: 10/05/2017

Nội dung trả lời:

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quôc gia về Phương tiện quảng cáo ngoài trời đảm bảo phù họp hơn với thực tế, dự kiến ban hành trong năm 2017.

Ý kiến bạn đọc (0)