Zebra sát vai cùng doanh nghiệp Việt kinh doanh trên nền tảng số

 

Ông Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.

Ông Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.

Thưa ông, số hóa đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, rõ rệt nhất là sự phát triển của thương mại điện tử (e-commerce). Zebra có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang kinh doanh trực tuyến?

Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực phát triển “nóng” tại Việt Nam. Những năm gần đây, nhất là 2 năm đại dịch nhưng lĩnh vực này vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ấn tượng 2 con số. Cụ thể, năm 2017 mới có khoảng 28% người dân giao dịch qua TMĐT thì đến 2020 đã tăng lên một nửa dân số. Năm 2025, dự kiến hơn 70% trong số 100 triệu người dân Việt Nam ​​sẽ sử dụng các giao dịch thương mại điện tử.

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử đã đồng thời thay đổi thói quen người tiêu dùng theo thời gian và nhu cầu đối với việc tìm kiếm và mua sản phẩm 24/7 của họ đang không ngừng gia tăng.

Theo Nghiên cứu mua sắm hàng năm lần thứ 15 của Zebra, hơn 80% người mua sắm cho biết họ ưa thích các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đổi trả dễ dàng và 75% thích lựa chọn sản phẩm được giao tới mình. Và cứ 10 người thì có 7 người thích các nhà bán lẻ cung cấp sự kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và mua sắm trực tuyến. Rõ ràng là các nhà bán lẻ phải nắm bắt tư duy số để cung cấp những mặt hàng cần thiết cũng như đáp ứng khách hàng ở đâu, khi nào và cách họ mua sắm.

Để làm được điều đó, các nhà bán lẻ cần các công nghệ phù hợp. Ví dụ như các thiết bị di động cho nhân viên. Mặc dù vậy, mỗi khi sử dụng một loại thiết bị mới nào, họ sẽ cần một khoảng thời gian đào tạo nhất định.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ sử dụng hệ điều hành phổ biến như Android, sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đào tạo nhờ tính quen thuộc của hệ điều hành này đối với người sử dụng. Thời gian đào tạo ngắn hơn cũng đồng nghĩa với tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) cao hơn với các nhà bán lẻ.

Việt Nam có đặc thù là phần lớn doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (DNVVN), tự động hóa vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức trong chuyển đổi số do số vốn đầu tư ban đầu vô cùng cao. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp tự động hóa, hãng có những lời khuyên nào cho các doanh nghiệp muốn áp dụng tự động hóa nhưng bị hạn chế về tài chính? Hướng tiếp cận nào hiệu quả để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao được năng suất và tối ưu hóa chi phí?

Khi các DNVVN thường có ngân sách hạn chế để nâng cấp công nghệ, họ sẽ nghĩ rằng tự động hóa yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu cao. Tuy nhiên, điều này không hề đúng.

Chẳng hạn, có năm giai đoạn hiện đại hóa kho hàng trước khi chúng có thể được trạng bị hiện đại đầy đủ nhất với khả năng cảm nhận, phân tích và hành động đầy đủ dựa trên dữ liệu để mở ra các cơ hội về năng suất, độ chính xác và hiệu quả cũng như vượt qua các thách thức trong quản lý hàng trong kho. Điều quan trọng là doanh nghiệp xác định họ đang ở giai đoạn nào.

Nếu các doanh nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng nền tảng trong quá trình chuyển đổi số, họ nên xem xét áp dụng các công nghệ cơ bản với giá cả phải chăng như các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích và phân phối. Đối với phần mềm, các doanh nghiệp cần tìm phần mềm thích hợp phù hợp với các quy trình quan trọng của họ và cân nhắc sử dụng hình thức đăng ký thuê bao thay vì mua hẳn phần mềm.

Đối với phần cứng, họ không nên chỉ chọn loại có giá thấp nhất. Các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc sự uy tín của thương hiệu sản phẩm và các chế độ hỗ trợ hậu mãi nếu hỏng hóc trước khi mua.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải đánh giá tính khả thi của việc áp dụng các giải pháp tự động hóa từ góc độ tổng chi phí sở hữu chứ không chỉ dựa trên chi phí trả trước ban đầu.

Cuối cùng, doanh nghiệp nên hỗ trợ giúp công việc của nhân viên trở nên dễ dàng hơn và giúp họ tập trung vào các hoạt động chiến lược, mang tới giá trị cho doanh nghiệp, chẳng hạn như tăng giá trị tương tác của khách hàng, để có thể chuyển hóa chúng thành trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng.

Ngành bán lẻ nói riêng cũng như các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam đang trải qua cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự ảnh hưởng không ngừng từ tự động hóa. Tuy nhiên, vấn đề chênh lệch giữa công nghệ và thiết bị máy móc với kỹ năng của người lao động đang ngày càng trầm trọng, đặc biệt trước tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo ông, các DN cần phải làm gì để ứng phó với thực trạng trên?

Đối với nhiều nhà bán lẻ, nhân viên bán hàng là chi phí lớn nhất của họ. Trong kỷ nguyên số, cần phải nâng cao hiệu quả của nhân viên để cho phép họ hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn và mang lại kết quả với độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, bằng cách tối ưu hóa quản lý lao động, các nhà bán lẻ có thể dự báo chính xác nhu cầu lực lượng lao động, phù hợp với các kỹ năng và nhiệm kỳ phù hợp để tối ưu hóa lịch trình cho nhân viên của họ và áp dụng các cơ chế dễ dàng cho thời gian nghỉ, đổi ca… Quản lý tác vụ giao tiếp hợp lý cũng có thể cải thiện hiệu quả tổng thể bằng cách tối ưu hóa và đơn giản hóa việc thực thi tác vụ.

Máy quét mã vạch Zebra CS60 Series.

Máy quét mã vạch Zebra CS60 Series.

Nghiên cứu mua sắm Toàn cầu của Zebra lần thứ 15 chỉ ra, 8/10 người cho biết việc cho phép nhân viên sử dụng công nghệ mới nhất giúp họ phục vụ khách hàng tốt hơn và kết quả là họ cảm thấy được đánh giá cao hơn.

Chẳng hạn, Máy quét mã vạch Zebra CS60 Series Companion Scanner, là một thiết bị chuyển đổi có thể chuyển đổi tức thì giữa các dạng thức có dây, không dây, cầm tay và rảnh tay. Mặc dù được thiết kế chủ yếu cho các môi trường bán lẻ, nơi thường xuyên có sự di chuyển giữa nhiều nhân viên và hàng tồn kho, thiết bị Zebra CS60 của Zebra sẽ phù hợp đối với các nhu cầu cần một máy quét mã vạch đa tác vụ duy nhất có thể dễ dàng mở rộng để hỗ trợ các ứng dụng mới mà không tốn kém chi phí.

Zebra đã có những dự định và kế hoạch gì để khai thác tiềm năng thị trường cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam?

Zebra đã hỗ trợ các doanh nghiệp tuyến đầu, bao gồm cả các nhà bán lẻ trong suốt hơn 50 năm. Là một công ty có niềm tin mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, chúng tôi đã đầu tư tới 10% doanh thu hàng năm vào hoạt động R&D (567 triệu USD vào năm 2021) và cũng đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình thông qua các thương vụ mua lại để tăng cường dải sản phẩm của chúng tôi trong suốt những năm qua.

Trung tâm dịch vụ của Zebra tại TP.Hồ Chí Minh.

Trung tâm dịch vụ của Zebra tại TP.Hồ Chí Minh.

Do đó, Zebra có một danh mục sâu rộng các giải pháp toàn diện (cả phần cứng và phần mềm) để phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi còn hợp tác chặt chẽ với hơn 10.000 đối tác trên 100 quốc gia, để hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng trước khi cung cấp cho họ các giải pháp phù hợp thực sự đáp ứng nhu cầu của họ.

Bên cạnh việc cung cấp các giải pháp phù hợp, chúng tôi đã mở rộng trung tâm dịch vụ Zebra tại Việt Nam để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh. Tại đó có các các kỹ thuật viên lành nghề, những người được đào tạo bài bản về sửa chữa nhiều loại máy kiểm kho, thiết bị đeo và máy in công nghiệp của Zebra.

 

Theo Thế Hải (Báo Đầu tư)

https://baodautu.vn/zebra-sat-vai-cung-doanh-nghiep-viet-kinh-doanh-tren-nen-tang-so-d179517.html