Thay đổi để tốt hơn

Ảnh minh họa

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Toyota có thể tồn tại được gần 150 năm mà vẫn “nói không với sa thải nhân viên”, kể cả trong các cuộc khủng hoảng tài chính, cả khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất - sóng thần lịch sử, thậm chí cả lúc đối mặt với nguy cơ phá sản?

Những người hiểu nước Nhật đều có chung một câu trả lời: Nghệ thuật quản trị Kaizen. “Kai” là thay đổi, “Zen” là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn”. Hãy xem người Nhật sử dụng Kaizen thế nào.

Cách đây không lâu, Toyota bắt tay vào xây dựng dòng xe chiến lược tại châu Á - xe Tercel (còn gọi là Soluna) - bán với giá bán thấp hơn xe Corolla. Ác nỗi, lúc đó Corolla đã thuộc đẳng cấp thấp nhất trong các dòng xe của Toyota, không ai tưởng tượng nổi nếu làm xe dưới cả Corolla thì sẽ ra… thứ gì?

Vị kỹ sư trưởng phụ trách dòng xe Corolla thế hệ thứ 9 có một thử nghiệm khá thú vị. Ông hỏi: “Có thể loại bỏ được phần nào của Corolla không?”. Câu trả lời chỉ là: “Làm gì còn gì để bỏ”. Ông làm một mẫu xe rất rẻ và rất tệ, cho mọi người cùng xem. Nhìn chiếc xe “giẻ rách” này, hàng loạt ý kiến được tung ra: “Chỗ này không được”, “Tối thiểu thì chỗ này phải làm được thế này”… Từ ý tưởng tồi tệ, mỗi người thêm một chút ý kiến, kết quả là dòng xe Soluna ra đời.

Một trụ cột trong Kaizen là trí tuệ con người. Vai trò lớn nhất của người lãnh đạo là lôi những trí tuệ từ những bộ óc của nhân viên ra và gom chúng lại, xây dựng những phương án tốt hơn, làm nên những thành quả bất ngờ.

Theo Minh Hạnh(Báo công thương)