Có quy định chặt chẽ, chế tài sử phạt nghiêm ngặt việc xâm phạm thương hiệu, trà trộn hàng hóa gây hiểu lầm cho khách hàng và thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Tăng cường chế tài xử lý đối với hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Sớm quy định xử lý hình đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Tăng chế tài xử phạt tiền đối với các vi phạm hành chính về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Tăng chế tài xử phạt bổ sung (tịch thu hàng vi phạm, đưa vào sử dụng phi thương mại, tịch thu tiền thu lợi bất hợp pháp)...

- Rà soát các chế tài xử lý hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để rút gọn quy định thống nhất vào một văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi.

- Rà soát, chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Nghị định  số 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số 99/2013/NĐ-CP) để các chế tài xử phạt vi phạm hành chính được đồng bộ, tạo điều kiện cho các cơ quan thực thi khi áp dụng trong xử lý vi phạm:

+ Sửa đổi quy định về xử lý đối với hàng hóa vi phạm: trong khi Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định tịch thu, tiêu hủy hoặc phân phối phi thương mại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thì Nghị định số 185/2013/NĐ-CP lại quy định tịch thu, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hàng giả mà không có chế tài tiêu hủy, phân phối phi thương mại.

+ Bổ sung đầy đủ thẩm quyền trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

+ Bổ sung thẩm quyền của Quản lý thị trường trong xử lý các vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh tại Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.