Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

bandonkhach1

Các đại biểu đăng ký tham dự chương trình

khachmoithaoluan

Các đại biểu trao đổi trước giờ khai mạc

khachdoctailieu

Đúng 9h00′, Diễn đàn chính thức bắt đầu.

Tới dự diễn đàn có Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, bà Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

Về phía diễn giả của Diễn đàn có: ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW Đảng, TS. Tăng Minh Lộc – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Văn phòng Nông thôn mới Trung ương, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, TS. Nguyễn Trí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Đình Long – Phó ban Chính sách phát triển Hợp tác xã – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Đại diện Ban tổ chức có Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Đặc biệt, Diễn đàn còn có sự tham dự của gần 150 khách mời là đại diện các Bộ, Sở, Ngành liên quan, các cơ quan Trung ương và địa phương, lãnh đạo các Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

banchutoa

Từ trái sang: Ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, bà Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc–Chủ tịch VCCI, TS. Tăng Minh Lộc – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW Đảng

Ttoancanh

Toàn cảnh buổi tọa đàm

tanghoa

TS. Vũ Tiến Lộc và bà Trương Thị Ngọc Ánh lên trao hoa và tặng kỉ niệm chương cho hai đơn vị đồng hành cùng chương trình là Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.

9h05: Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, đây là hội thảo đầu tiên bàn về việc phát triển nông thôn mới sau khi Hiệp định TPP kết thúc đàm phán.

“Nhiều người ví von TPP như là bông hoa hồng rất đẹp nhưng có nhiều gai. Điều đó đồng nghĩa TPP vừa là cơ hội vừa là thách thức và cả cơ hội, thách thức này đều rất to lớn đối với cả nền kinh tế Việt Nam. Riêng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn thách thức vô cùng lớn, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi Việt Nam, bởi khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này rất khó khăn” – TS Lộc nhấn mạnh.

ongloc1

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI

TS Lộc cho biết thêm, mặc dù Việt Nam có khoảng thời gian 10 năm để tái cấu trúc ngành nông nghiệp nhưng khả năng đương đầu với các nền kinh tế lớn thế giới cũng còn rất hạn chế. Ngay cả các nền kinh tế lớn như Nhật Bản –  một cường quốc về nông nghiệp, họ cũng không thể duy trì nền kinh doanh truyền thống nên đã phải tìm các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Thực tế, sau khi TPP hoàn tất đã có rất nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam để tìm lối thoát cho ngành nông nghiệp nước này, và tìm vành đai cho ngành nông nghiệp cung cấp thục phẩm cho Nhật Bản trong tương lai.

Trong khi đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về lao động, vị trí, tài nguyên thiên nhiên… để trở thành bếp ăn của thế giới. “Nhưng để làm được điều đó việc phải tái cấu trúc lại nền nông nghiệp của nước ta là vô cùng quan trọng. Chúng ta tái cấu trúc dưới hai tác động lớn đó là cuộc cách mạng về công nghệ và cách mạng về hội nhập đang đặt ra” – TS Lộc nói – “Chúng ta có thể có nền nông nghiệp có năng suất cao nhưng không có giá trị gia tăng và chất lượng không cao. Nền nông nghiệp thiên về số lượng hơn chất lượng. Do đó, để phát triển ngành nông nghiệp cần cuộc cách mạng về tái cơ cấu”.

TS Lộc cho rằng, cần phải có cuộc cách mạng trong tư duy và chương trình hành động về nông nghiệp nông thôn. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhưng cần phải đồng bộ hơn. Cuộc cách mạng này phải được thể hiện qua việc có thêm nhiều các hộ nông dân lớn lên từ nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Về mặt tư duy cốt lõi, người nông dân phải có tư duy của doanh nhân, phải có tinh thần khởi nghiệp. “Chúng ta cần phải phát động khởi nghiệp ở nông nghiệp nông thôn trên toàn quốc. Người lao động ở nông thôn phải thấy được rằng việc đổ dồn về các khu công nghiệp, thành phố lớn để làm không phải là sự lựa chọn số 1 nữa mà thực tế đã có một số thanh niên nông thôn đứng lên lập nghiệp để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Trong cuộc cách mạng tư duy này chúng ta cũng xác định rõ vai trò của từng chủ thể; trong đó, Chính phủ và Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, doanh nhân đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp là trung tâm, nhà khoa học là đồng hành, nông dân là chủ thể” – TS nói – “Mục tiêu của nông nghiệp trong thời gian tới không chỉ là nông nghiệp công nghệ cao mà phải phát triển thành nền kinh tế sinh thái. Việt Nam là nước có điều kiện tốt để thực hiện điều này”.

Bên cạnh đó, theo TS Lộc cho rằng cần phải tích hợp công nông nghiệp hiện đại; thực hiện các chuỗi giá trị trong đó doanh nghiệp là hạt nhân, doanh nhân có vai trò dẫn dắt để thực hiện được mục tiêu phát triển nông thôn.

Thực tế đã có một số mô hình khởi nghiệp nông nghiệp ở nông thôn, một số đại gia hàng đầu đã quay lại với nông nghiệp. Vấn đề làm sao các kinh nghiệm của doanh nghiệp này có thể được lan tỏa, phổ biến rộng rãi tới nông nghiệp nông thôn để cổ vũ, thắp lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành những doanh nhân.

Nhắc lại truyền thuyết về Mai An Tiêm, TS Lộc mong muốn với tinh thần của Mai An Tiêm dù bị đẩy ra ốc đảo nhưng vẫn có thể lập nghiệp, tạo thương hiệu, hội nhập và thành công, sẽ tiếp tục giữ lửa cho tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam, đặc biệt là đối với nông dân ở nông nghiệp nông thôn.

09h30’: Ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW trình bày ý kiến xoay quanh chủ đề: Thu hút, phát triển doanh nghiệp đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

ongtien

Ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW

Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong Xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp-Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Tập đoàn TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai, Vingoup, Vinamilk,…đã trực tiếp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhiều mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất. Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xác định thị trường…

Chính điều này cũng giúp tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút lao động chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông lâm thuỷ sản sang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và đô thị.

Dẫn chứng số liệu từ Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới để minh rằng, nguồn lực từ doanh nghiệp chưa được tích cực phát huy. Cụ thể năm 2014, triển khai thực hiện Chương trình này mới chỉ đạt 3,71%, so với kế hoạch đề ra của Chương trình là huy động từ doanh nghiệp và vốn khác là 20%. Ông Tiến cho biết, cần có những giải pháp tích cực để khuyến khích doanh nghiệp đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Screen Shot 2015-10-22 at 08.34.58

Ông Tiến cho rằng có 4 thách thức khiến việc thu hút doanh nghiệp xây dựng nông thôn mới chưa hiệu quả. Thứ nhất, về tổng thể, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thứ hai, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng thấp so với doanh nghiệp trong nền kinh tế cả về số lượng và quy mô nên sự tương tác thấp, khó khăn.

Thứ ba, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro. Sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp chịu rủi ro kép: rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và rủi ro do thị trường nông sản bấp bênh. Trong khi sự hỗ trợ của nhà nước và các chính sách bảo hiểm chưa đảm bảo cho nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn so với các ngành khác.

Cuối cùng, nông dân thu nhập, tích lũy thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh hạn chế nên rất khó hình thành doanh nghiệp nông nghiệp từ những hộ nông dân. Khoảng cách thu nhập giữa nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội có xu hướng ngày càng doãng ra, công tác đào tạo chưa tốt, số lượng doanh nhân xuất phát từ nông dân chưa nhiều.

Từ những phân tích trên, ông Tiến cũng khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể: Một là, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, biết dựa vào dân, khơi dậy tinh thần tự lực, huy động được nguồn lực trong nhân dân, nguồn lực doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, cần rà soát, nâng cao chất lượng và quản lý quy hoạch như quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển nông nghiệp…, công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án dự án kêu gọi đầu tư; đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, trình tự đầu tư, thanh quyết toán vốn. Nhà nước cần có bước đột phá trong việc ban hành những chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đối với doanh nghiệp, thủ tục triển khai những dự án trong nông nghiệp.

Ba là, xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, quy trình thủ tục thông thoáng, nhất quán, đột phá, đủ mạnh để huy động nguồn lực của xã hội, nhất là nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các địa phương thực hiện Chương trình trong những năm tới… Triển khai thực hiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân để cùng xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng, góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, hiệu quả quản lý và xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ nhằm hướng đến các mục tiêu: phát triển kinh tế, công bằng xã hội, môi trường bền vững, trên nguyên tắc quan hệ đối tác bình đẳng, ngang hàng nhau và được thông qua một cơ chế hợp đồng ràng buộc về sự đóng góp, chia sẻ tài nguyên, rủi ro, trách nhiệm đã cam kết;…

Bốn là, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm với hộ nông dân, hợp tác xã theo mô hình xây dựng cánh đồng lớn. Tạo môi trường thuận lợi thu hút, phát triển các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của mỗi vùng miền và nâng cao chuỗi giá trị nông sản.

Năm là, hỗ trợ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ mới, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm, thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ cao tiếp cận cácc chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Sáu là, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

9h45: Ông Tăng Minh Lộc – Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương tham luận về vai trò của doanh nghiệp đối với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 5 năm qua (2010 – 2015).

Theo ông Lộc, sau gần 5 năm thực hiện, cả nước đã có 1.152 xã hoàn thành 19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm gần 13%); có khoảng 15,4 % số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí. Đặc biệt số xã đạt dưới 5 tiêu chí đã giảm mạnh, từ 82% (năm 2010) xuống còn 6,75% (5/2015). Đã có 8 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến đến cuối năm 2015, cả nước sẽ có khoảng 1.500 xã (chiếm 17%) và 16 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành xây dựng NTM.

ongtangloc

Ông Tăng Minh Lộc – Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương

Kết quả tái cơ cấu đã góp phần duy trì tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của ngành. Năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,49%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 30, 86 tỷ USD (tăng 11,2% so với 2013). 6 tháng đầu năm 2015, mặc dù gặp bất lợi do thiên tai và thị trường song giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng 2,41% (so với cùng kỳ năm trước). Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 67,8% (năm 2013: 64,7%). Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người nông dân.

Thực tế phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015 đã khẳng định vai trò rất to lớn của doanh nghiệp” – Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương khẳng định.

Ông Lộc lấy dẫn chứng, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp đã có những đóng góp rất tích cực vào xây dựng nông thôn mới, với nhiều hình thức:

Đầu tư vào nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy phát triển nông nghiệp nhiều vùng nông thôn. Nhiều doanh nghiệp giúp tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn với thu nhập ổn định (điển hình như của các tập đoàn TH, Hoàng Anh Gia Lai...).

Liên kết với nông dân/các tổ chức của nông dân gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, bao tiêu nông sản, tham gia tích cực phát triển chuỗi giá trị, khai thác tốt hơn và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tăng thu nhập… Xa hơn nữa là góp phần tích cực thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nên một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hơn (như của các công ty VinaMilk, Mía đường Lam Sơn, Bảo vệ thực vật An Giang…)

Hỗ trợ xây dựng NTM bằng vật liệu làm đường giao thông, xây nhà văn hóa, trường học, sân thể thao, tham gia tích cực công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo và gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo bằng ủng hộ giống cây trồng, vật nuôi…

toancan1

Ông Lộc cho biết thêm: “Trong gần 5 năm qua, tổng mức vốn huy động cho xây dựng NTM trên cả nước đạt 851.854 tỷ đồng, trong đó vốn các doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp vào xây dựng nông thôn mới đạt 4,9% (tương đương 20.408 tỷ đồng). Có những doanh nghiệp nhỏ như Doanh nghiệp Long Bình (tỉnh Long An) hàng năm tiêu thụ nông sản cho nông dân tới 150 tỷ đồng, tài trợ đến 52 tỷ đồng trực tiếp cho địa phương xây dựng NTM. Doanh nghiệp Phan Hải ở vùng quê nghèo Quảng Bình đã tài trợ 70 tỷ đồng cho các công trình hạ tầng NTM ở địa phương…”

Tuy nhiên, cũng theo Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, trong nhiều năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2010-2015, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất ít. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (NLTS) chỉ chiếm 0,96% tổng số doanh nghiệp (trong số này doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 3%); Tổng vốn đầu tư cũng chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 1% và chỉ chiếm 2,3% về lao động.

 

Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015 đã khẳng định vai trò rất to lớn của doanh nghiệp
 

Các yếu tố được xem là cản trở chủ yếu đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này là: quy hoạch thiếu ổn định, hạ tầng cơ sở khó đảm bảo sản xuất, chất lượng lao động nông thôn thấp, khó tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, khó giải phóng mặt bằng…

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Lộc đã đưa ra đề xuất về chính sách như: Ủy ban nhân dân các tỉnh phải là trọng tài trong các dự án giao đất cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân để tránh cho doanh nghiệp vừa phải trả tiền dân (mua lần 1), vừa phải trả tiền thuê đất tại chính mảnh đất mình vừa mua; Hỗ trợ mạnh hơn vào hạ tầng cơ bản cho các dự án đầu tư vào các nông sản chủ lực với quy mô lớn; Hỗ trợ ít nhất 20% chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ bản thiết thực cho các dự án đầu tư; Có gói tín dụng riêng ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; Hỗ trợ ít nhất 30% phí bảo hiểm nông nghiệp (lần đầu) cho doanh nghiệp; Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có thêm 1 số chính sách hỗ trợ cho đầu tư ứng dụng khoa học-kỹ thuật, xúc tiến thương mại…

Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cũng đưa ra những gợi ý cho doanh nghiệp với định hướng xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Cụ thể: Hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng thiết yếu ở các xã (nhất là giao thông, điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế), đảm bảo kết nối hiệu quả với hệ thống hạ tầng ở các huyện, tỉnh; Tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu, dựa vào lợi thế để tăng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhập cho nông dân; Tạo bước chuyển biến rõ rệt về môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp; Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân nông thôn tham gia vào xây dựng NTM và tái cơ cấu. Đồng thời khuyến khích mạnh doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này (trong đó tập trung tháo gỡ về chính sách đất đai, vốn, thuế…); Tăng nguồn lực cho Chương trình NTM và tái cơ cấu đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Đẩy mạnh cải tiến và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về đổi mới của xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp.

10h08’: TS. Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với tham luận “Đề xuất những Chính sách huy động và thu hút doanh nghiệp đầu tư nguồn lực xây dựng Nông thôn mới”.

ongchingoc

TS. Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TS Nguyễn Trí Ngọc ghi nhận thực tế, sau gần 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, nông thôn Việt Nam đã có những chuyển mình đáng kể.

Theo báo cáo của Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, đến nay có khoảng 3.700 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp lũy kế từ năm 2011 đến hết năm 2014 khoảng 40 ngàn tỷ đồng (năm 2014 khoảng 11 ngàn tỷ đồng). Trong 3 ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản thì ngành nông nghiệp có số lượng doanh nghiệp tăng hơn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp của cả nền kinh tế , với số vốn đầu tư chưa vượt quá 4% tổng vốn đầu tư FDI. Quy mô các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, giống như thực trạng của doanh nghiệp cả nước. Hiệu suất sử dụng lao động của các doanh nghiệp này thấp hơn nhiều so với mức trong bình của toàn bộ khu vực doanh nghiệp….

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, điều đáng buồn là đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.

Nói về nguyên nhân của thực trạng này, TS Nguyễn Trí Ngọc cho rằng, về khách quan, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản có nhiều rủi ro hơn các ngành kinh tế khác vì dễ bị ảnh hưởng trực trực tiếp thời tiết, khí hậu, thiên tai bão lũ, dịch bệnh; ngành nông lâm thủy sản là ngành có lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm so với các ngành kinh tế khác; mặt bằng cho sản xuất phỏ biến có kết cấu hạ tầng chưa phát triển, còn nhiều khó khăn, nhất là điện, nước, hạ tầng giao giao thông, thủy lợi, nội đồng,….

Bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp hiện vẫn phổ biến nhỏ lẻ phân tán, chủ yếu dựa vào kinh tế hộ (kéo dài quá lâu cơ chế kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ); nguồn nhân lực lao động nông nghiệp được đào tạo quá thấp trên 90% lao động vẫn là giản đơn và truyền thống, chưa qua đào tạo.

Xét về mặt chủ quan, TS. Nguyễn Trí Ngọc cho rằng ở góc độ nhận thức chưa thực sự nhất quán, thống nhất ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhất là ưu tiên thu hút phát triển doanh nghiệp, nên chính sách hiện có chỉ dừng lại là khuyến khích chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Về nội dung chính sách chủ yếu phân theo địa bàn, lĩnh vực đầu tư, ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư là phù hợp với chung ngành kinh tế, nhưng không phù hợp với nông nghiệp nông thôn.

Về tiếp cận đất đai, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vì phải thỏa thuận với hộ nông dân; nếu thỏa thuận được thì phải chi phí 2 lần trả tiền sử dụng đất: tiền thuê hoặc mua đất của người có quyền sử dụng đất dồng thời lại phải nộp tiền sử dụng đất (tuy có được miễn giảm).

Đối doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chỉ phải trả tiền thuê đất mặt bằng. Hầu hết chưa có hạ tầng ngoài hàng rào dự án. Do các địa phương không có ngân sách để đầu tư các công trình này, nên cac doanh nghiệp cũng lại phải tự bỏ vốn đầu tư, nhất là dự án mới, dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Về thuế phí còn bất cập giữa nông sản nhập khẩu, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; khuyến khích sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế biến.

Về bảo hiểm rủi ro trong sản xuất nông lâm thủy sản do thiên tai, dịch bệnh và biến động giá cả chưa được phát triển là rào cản hạn chế lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; triển khai Nghị quyết về tam nông cũng mới chỉ lựa chọn một số mặt hàng thí điểm bảo hiểm.

Thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của quản lý nhà nước trong việc khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực để đầu tư còn chậm được cải thiện.

Từ những đánh giá trên, TS. Nguyễn Trí Ngọc cũng đưa ra kiến nghị, đề xuất từ Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tập hợp gồm 2 nhóm vấn đề sau:

Nhóm 1: Đề nghị Chính phủ cho đánh giá, rà soát lại kết quả 2 năm thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó đặc biệt quan tâm tháo gỡ vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vấn đề đất đai theo hướng làm sao để doanh nghiệp chỉ trả tiền mua (hoặc thuê) đất một lần, tránh tình trạng để doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân nhưng thực tế là mua một lần, sau đó lại trả tiền thuê đất trên chính mảnh đất mình vừa mua. Cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đúng nghĩa với thị trường đất đai để doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.

Nhóm 2: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng hệ thống hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Cụ thể như sau: Có chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, nhất là chính sách bảo hiểm cho sản phẩm nông nghiệp mà hiện nay Chính phủ đang áp dụng thí điểm tại 13 tỉnh, thành với 3 loại sản phẩm. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong các trang trại, doanh nghiệp nhỏ…

Bên cạnh đó, cần có gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất.

Đối với nguồn nhân lực cho nông nghiệp và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ nên hỗ trợ trực tiếp, giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo lao động để phục vụ cho chính doanh nghiệp của họ và có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại… không có đủ điều kiện tự đào tạo nguồn nhân lực….

10h25′: Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tham luận về chủ đề thay đổi tư duy chính sách và các kết quả trên thực tiễn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (CNH-HĐH NNNT).

ongtuan1

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cho biết, về bản chất, CNH-HĐH là quá trình gia tăng tính phức hợp của các hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa theo hướng tiến bộ của công nghệ.

Kinh nghiệm từ các quốc gia thành công cho thấy, CNH-HĐH NNNT phải gắn liền với tiến trình CNH-HĐH-ĐTH của cả nền kinh tế. NNNT phải từng bước liên kết chặt chẽ với khu vực công nghiệp – đô thị ở tất cả các thị trường hàng hóa, lao động, đất đai, vốn, KHCN; Ưu tiên và bước đi trong CNH-HĐH NNNT phải phù hợp với với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn của nền kinh tế; CNH-HĐH NNNT phải hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tăng dịch vụ chế biến sâu nông sản và phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ; Phát triển cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa và sinh học hóa; ….

Đánh giá lại tư duy, nhận thức và thực tiễn của CNH-HĐH NNNT Việt Nam qua 3 thời kỳ (1976 – 1990; 1991 – 2010; 2011 – nay) theo 4 giai đoạn, kinh tế thuần nông; kinh tế tiền chuyển đổi; kinh tế chuyển đổi và đô thị hóa; kinh tế công nghiệp phát triển. Ông Tuấn cho rằng thời kỳ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Cụ thể, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1976 đến nửa đầu thập kỷ 1990 khá tương đồng với giai đoạn 1 – Nền kinh tế thuần nông. Năm 1976, Đại hội Đảng lần thứ IV. Kế hoạch 5 năm 1976-1980 đề ra mục tiêu: phát triển vượt bậc về nông nghiệp; ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp; Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí, nhằm phục vụ trước hết cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Theo ông Tuấn, ưu điểm của chủ trương chính sách trong giai đoạn 1 là việc đề cao vai trò của nông nghiệp trong bối cảnh thiếu đói thường xuyên, hướng tới sản xuất lớn, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản cho sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh khai hoang, mở đất, xác định địa bàn phù hợp ở cấp huyện, tính tới gắn kết giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhược điểm cốt tử là giải pháp tác hợp tác hóa và cải tạo kinh tế tư bản tư doanh khiến cho thị trường trong nước bị triệt tiêu. Cơ chế quan liêu, bao cấp loại bỏ động lực để nông dân hăng say sản xuất. Công nghiệp chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho nông nghiệp trong khi nguồn công nghệ và và thiết bị công nghiệp nhập khẩu suy giảm. Kết quả là tăng trưởng thấp, thiếu đói thường xuyên, lạm phát cao, đời sống của nông dân và người lao động khó khăn, đe dọa ổn định chính trị – xã hội.

Đánh giá, tư duy lý luận về CNH-HĐH NNNT đã từng bước đổi mới nhưng vẫn chậm hơn so với yêu cầu thực tế. Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh, mặc dù đã được đề cập ngay từ Đại hội VIII và tiếp tục được đưa ra trong các Đại hội Đảng tiếp theo, tuy nhiên chưa tạo ra được những chuyển biến lớn trong thực tiễn khiến cho công cuộc CNH-HĐH NNNT vẫn còn nhiều thách thức như: cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, năng suất nông nghiệp có xu hướng chững lại và suy giảm, hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp rất yếu ớt, tình trạng thiểu dụng việc làm khá phổ biến ở nông thôn, nông dân và doanh nghiệp không có sự gắn kết mà phải qua rất nhiều trung gian…

Nguyên nhân là do, một mặt, thiếu đột phá lý luận về quan hệ sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất, quan điểm về phát triển đồng bộ các thị trường, bao gồm cả thị trường đất đai, lao động, vốn, KHCN, quan hệ nông nghiệp – công nghiệp, nông thôn – đô thị, quan điểm với kinh tế tư nhân và kèm theo đó là việc thu hút đầu tư doanh nghiệp vào các cụm công nghiệp – dịch vụ phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Mặt khác, đổi mới tư duy chưa được hiện thực hóa trong các chính sách của Nhà nước hoặc đã được thể hiện nhưng bất cập và ách tắc trong quá trình triển khai.

Để thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới, ông Tuấn kiến nghị, nhà nước cần thay đổi tư duy phát triển đô thị ba cấp theo hướng lan tỏa, gắn kết với phát triển nông thôn, thay vì phát triển tập trung vào hai cực Hà Nội và TP HCM như hiện nay.

Cụ thể, đô thị loại 1 cấp trung ương hoặc cấp vùng: chỉ tập trung vào các chức năng cao cấp như trung tâm hành chính, chính trị, ngoại giao, đảm nhiệm các dịch vụ cao cấp như: tài chính, thương mại, nghiên cứu ở tầm quốc gia hoặc vùng. Đô thị loại 2 là các đô thị vệ tinh nối kết đô thị loại 1 với các vùng nông thôn, tập trung vào các chức năng sản xuất cấp cao, công nghệ cao,… Đô thị loại 3 đặt tại các địa bàn nông thôn theo dạng các cụm dịch vụ xã hội và sản xuất cơ bản, cụm sản xuất công nghiệp cấp trung bình.

“Cần tạo điều kiện môi trường sống phù hợp để thu hút doanh nhân, nhà đầu tư và trí thức về sống ở nông thôn, giúp nâng cao chất lượng cư dân nông thôn” – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT nhấn mạnh.

Về đầu tư công cần thay đổi kết cấu, tập trung vào các lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao, tạo hiệu ứng lan toả mạnh: nghiên cứu khoa học công nghệ, chế biến, công nghệ sau thu hoạch, giao thông nông thôn,…; Tập trung vào các lĩnh vực chủ động bảo vệ sản xuất an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thiên tai,…; Khuyến khích đặc biệt để thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, liên kết công tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Về tín dụng cần xây dựng quỹ tín dụng riêng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp nông thôn, ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp có liên kết áp dụng KHCN mới, sản xuất vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến nông sản; xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy cho vay theo chuỗi giá trị, cho nông dân vay qua liên kết với doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động tín dụng phối hợp giữa ngân hàng và cộng đồng thôn bản và tổ chức đoàn thể, hiệp hội,…

10h35′: Ths.Nguyễn Đình Long – Phó trưởng ban chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam trình bày về vai trò của hợp tác xã gắn với chương trình mặt trận quốc về xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Long, liên minh HTX Việt Nam với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã có vai trò như: Góp phần phát triển kinh tế hộ; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần đưa các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn; góp phần quan trọng vào cải tạo và xây dựng các công trình kết cấu kinh tế – xã hội ở địa phương…

Đối với HTX kiểu mới, đây sẽ là động lực kép, đặt nền tảng cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo xu thế mới, vì nó vừa duy trì sự quan tâm, nỗ lực sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân và họ vẫn là người chủ động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

ongdinhlong

Ths.Nguyễn Đình Long – Phó trưởng ban chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam

Tuy nhiên, ông Long cho rằng, các HTX chưa phát huy được đúng vai trò của tổ chức kinh tế tập thể. Đặc biệt, đối với một số HTX nông nghiệp chuyển đổi, vẫn mang dáng dấp của các HTX kiểu cũ, xã viên được chuyển từ các HTX cũ sang, không góp vốn; Nhiều HTX tại các xã điểm chưa đảm đương được nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; Các HTX khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, kể cả tín chấp và thế chấp do chưa có chính sách ưu đãi cho các tổ chức sản xuất nông thôn và không có cơ sở về đất đai để thế chấp; Một số HTX chưa thực hiện được chế độ BHXH, bảo hiểm y tế cho người lao động, do đó chưa thu hút được người lao động trong HTX.

Để cải thiện các vấn đề trên, ông Long cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và người dân. Bên cạnh đó việc chỉ đạo điều hành của Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phải thực hiện công khai dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất với người dân.

Bên cạnh đó, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cán bộ triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Nâng cao vai trò, trách nhiệm hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ngoài ra, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội các cấp và giám sát cộng đồng để các công trình, dự án được thực hiện đúng quy hoạch, thiết kế, đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát, lãng phí.

Cũng theo ông Long, cần rà soát, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển sản xuất.

Mặt khác, cần tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn mới thông qua các chương trình lồng ghép, hàng năm cân đối nguồn ngân sách để ưu tiến bố trí trực tiếp thực hiện chương trình. Vận động và huy động nguồn lực từ chính người dân, tích cực tận dụng các nguồn viện trợ và tài trợ không hoàn lại từ các doanh nghiệp, các doanh nhân thành đạt từ chính địa phương của họ.

Ông Long cũng đề nghị cần thực hiện công tác quy hoạch, lập kế hoạch, xây dựng các đề án cụ thể cấp xã để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, huyện. Rà soát toàn bộ tiêu chí, lựa chọn tiêu chí dễ thực hiện, cần ít kinh phí hoặc không cần kinh phí tập trung triển khai trước.

10h47′: Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Luận – Giám đốc Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí cho biết, 12 năm trước, khi chúng tôi bắt đầu tham gia vào thị trường phân bón, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thi trường Trung Quốc. Hiện nay, chúng ta đã đáp ứng được toàn bộ phân bón URE cho nước nhà. Tuy nhiên, nhiều loại