Chính phủ cần hướng chính sách hỗ trợ đến khu vực phi chính thức, cần giảm thiểu tác động của các biện pháp kiềm chế dịch bệnh tới các doanh nghiệp siêu nhỏ, kinh doanh hộ gia đình, và khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại, cần thiết phải tiếp tục ban hành các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, sẵn sàng các điều kiện để phục hồi nhanh giai đoạn hậu Covid-19.

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các giải pháp hỗ trợ lao động và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, kinh doanh hộ và gia định và bộ phận lao động mất việc làm, có thu nhập thâp, doanh nghiệp ở các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh đã được thực hiện xuyên suốt trong giai đoạn vừa qua, hiện nay cần bổ sung những giải pháp, chính sách mới đủ mạnh, đủ lớn, bao quát và tiếp cận nhanh đến các đối tượng bị ảnh hưởng tại thời điểm hiện nay để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng. Trong đó, cần tập trung hỗ trợ cho người lao động, người dân gặp khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp siêu nhỏ, kinh doanh-hộ gia đình và doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Thương binh, Xã hội và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng gói hỗ trợ với mục tiêu dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, chính xác, hiệu quả; bao quát, ưu tiên các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi địch Covid-19; mục tiêu rõ ràng, đối tượng, thời gian cụ.thể và đủ dài; quy mô hỗ trợ đủ mạnh, phù hợp trong ngắn hạn và có tính đến cả năm tiếp theo; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch. Các giải pháp, chính sách sẽ hỗ trợ kích cầu tiêu dùng nội địa; hỗ trợ duy trì việc làm, thư nhập; giảm thiểu thiệt hại, đồng thời ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, giải thể, phá sản doanh nghiệp; hỗ trợ tạo dòng tiền vào cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng sức chống chịu, tăng khả năng duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh qua giai đoạn khó khăn của .dịch và tạo điều kiện sẵn sàng để phục hồi nhanh khi dịch bệnh chấm dứt.