Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu

Trên đây là câu hỏi của bạn đọc có email vtuongxx@xx gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn.

Luật gia Cấn Thị Phương Dung - Công ty Luật TNHH YouMe -trả lời:

Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định giải thích từ ngữ như sau:

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 như sau:

“1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên”.

Khoản 2 Điều 169 Luật Lao động 2019 quy định độ tuổi nghỉ hưu như sau:

“2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ”

Như vậy, bạn có thể đóng bảo hiểm tự nguyện tiếp vào thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định để được hưởng lương hưu.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.