Mô hình "Trường điển hình đổi mới" ở Cần Thơ có gì đặc biệt?

Từ cách giảng dạy truyền thống, giáo viên đã đổi mới, dạy học theo cách gợi mở, kích thích kỹ năng, giúp học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Đặc biệt, giáo viên luôn theo dõi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ đến từng học sinh. Còn đối với học sinh, các em đã biết tự học cá nhân, làm việc trong nhóm, đặc biệt là chủ động trong các hoạt động học, có nhiều ý kiến đề xuất với thầy cô giáo trong việc tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, thay vì bị động như hình thức cũ…
Từ cách giảng dạy truyền thống, giáo viên đã đổi mới, dạy học theo cách gợi mở, kích thích kỹ năng, giúp học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Đặc biệt, giáo viên luôn theo dõi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ đến từng học sinh. Còn đối với học sinh, các em đã biết tự học cá nhân, làm việc trong nhóm, đặc biệt là chủ động trong các hoạt động học, có nhiều ý kiến đề xuất với thầy cô giáo trong việc tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, thay vì bị động như hình thức cũ…
Đây là hình ảnh tại khu trải nghiệm sinh học, trồng rau của Trường THPT Lưu Hữu Phước, quận Ô Môn. Mô hình này được nhà trường triển khai để rèn các kĩ năng sống cho học sinh. Ở đó, các em được trồng, chăm sóc và thu hoạch rau, nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, giúp các em biết yêu lao động và quý trọng sản phẩm của mình làm ra. Thông qua hoạt động trải nghiệm này giúp các em tự tin, mạnh dạn , biết cùng hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là hình ảnh tại khu trải nghiệm sinh học, trồng rau của Trường THPT Lưu Hữu Phước, quận Ô Môn. Mô hình này được nhà trường triển khai để rèn các kĩ năng sống cho học sinh. Ở đó, các em được trồng, chăm sóc và thu hoạch rau, nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, giúp các em biết yêu lao động và quý trọng sản phẩm của mình làm ra.
Đây là một trong số nhiều mô hình đặc sắc tại các trường học ở Cần Thơ kể từ khi địa phương này triển khai mô hình “trường điển hình tiên tiến“.
Đây là một trong số nhiều mô hình đặc sắc tại các trường học ở Cần Thơ kể từ khi địa phương này triển khai mô hình “trường điển hình tiên tiến“.
Điểm nổi bật của mô hình này là phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu, tạo được sự hứng thú cho học sinh, sự đồng thuận từ cha mẹ học sinh. Ảnh: Khu trải nghiệm trồng bắp cải và hoa của Trường THPT Trung An, quận Thốt Nốt.
Điểm nổi bật của mô hình này là phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu, tạo được sự hứng thú cho học sinh, sự đồng thuận từ cha mẹ học sinh. Ảnh: Khu trải nghiệm trồng bắp cải và hoa của Trường THPT Trung An, quận Thốt Nốt.
Từ cách giảng dạy truyền thống, giáo viên đã đổi mới, dạy học theo cách gợi mở, kích thích kỹ năng, giúp học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Ảnh: Trải nghiệm làm bánh dân gian của Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều.
Từ cách giảng dạy truyền thống, giáo viên đã đổi mới, dạy học theo cách gợi mở, kích thích kỹ năng, giúp học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Ảnh: Trải nghiệm làm bánh dân gian của Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều.
Ảnh: Trải nghiệm làm bánh dân gian của Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều.
Trong năm 2020, trường THCS Đoàn Thị Điểm, TP.Cần Thơ đã khánh thành Khu hoạt động trải nghiệm “Vườn Sinh vật”. Đây là nơi thầy, trò cùng trải nghiệm, khám phá với hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trong năm 2020, trường THCS Đoàn Thị Điểm, TP.Cần Thơ đã khánh thành Khu hoạt động trải nghiệm “Vườn Sinh vật”. Đây là nơi thầy, trò cùng trải nghiệm, khám phá với hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm chia sẻ: “Khu Vườn Sinh vật được đưa vào hoạt động sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Đồng thời giúp các em học và thực hành thực tế như tìm hiểu, quan sát môi trường sống của thực vật trong thiên nhiên để có cảm nhận sâu sắc nhất. Đặc biệt, mô hình này sẽ giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc môi trường trong trường học và cộng đồng. Có kỹ năng ươm, trồng và chăm sóc cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.... Qua đó biết yêu quý, trân trọng thành quả đã xây dựng được, có thái độ đối xử thân thiện với môi trường.
Thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm chia sẻ: “Khu Vườn Sinh vật được đưa vào hoạt động sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Đồng thời giúp các em học và thực hành thực tế như tìm hiểu, quan sát môi trường sống của thực vật trong thiên nhiên để có cảm nhận sâu sắc nhất. Đặc biệt, mô hình này sẽ giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc môi trường trong trường học và cộng đồng. Có kỹ năng ươm, trồng và chăm sóc cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây... Qua đó biết yêu quý, trân trọng thành quả đã xây dựng được, có thái độ đối xử thân thiện với môi trường".
Cũng tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, trường này đang phối hợp với 3 trường tiểu học Ngô Quyền, Lê Quý Đôn và Mạc Đĩnh Chi triển khai “bàn giao chất lượng giáo dục”. Theo đó, nhà trường sẽ cử giáo viên đến dự giờ thăm lớp, tìm hiểu về phương pháp dạy và học tại các trường tiểu học, để khi các em chuyển sang cấp học mới, giáo viên THCS sẽ có cách tiếp cận phù hợp, liền mạch trong việc giảng dạy cho các em. Còn đối với các em học sinh tiểu học, sẽ được tổ chức đến thăm trường THCS, tham quan các mô hình, phòng lớp, trang thiết bị… Việc này nhằm giúp các em có sự chuyển biến tâm lý ổn định khi chuẩn bị bước sang cấp học mới.
Cũng tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, trường này đang phối hợp với 3 trường tiểu học Ngô Quyền, Lê Quý Đôn và Mạc Đĩnh Chi triển khai “bàn giao chất lượng giáo dục”. Theo đó, nhà trường sẽ cử giáo viên đến dự giờ thăm lớp, tìm hiểu về phương pháp dạy và học tại các trường tiểu học, để khi các em chuyển sang cấp học mới, giáo viên THCS sẽ có cách tiếp cận phù hợp, liền mạch trong việc giảng dạy cho các em. Còn đối với các em học sinh tiểu học, sẽ được tổ chức đến thăm trường THCS, tham quan các mô hình, phòng lớp, trang thiết bị… Việc này nhằm giúp các em có sự chuyển biến tâm lý ổn định khi chuẩn bị bước sang cấp học mới.
Giáo viên trường THCS Đoàn Thị Điểm đến dự giờ, thăm lớp tại trường tiểu học Ngô Quyền.
Giáo viên trường THCS Đoàn Thị Điểm đến dự giờ, thăm lớp tại trường tiểu học Ngô Quyền.
Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GDĐT TP.Cần Thơ, cho biết: Sau 4 năm triển khai, TP Cần Thơ có 53 trường thực hiện Mô hình “Trường điển hình đổi mới”. Tuy chỉ mới triển khai ở một số trường nhưng mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực, có tính lan tỏa rộng rãi và có bước đột phát chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Ảnh: Khu vực học và nói tiếng Anh của Trường THCS An Thới, quận Ninh Kiều.
Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GDĐT TP.Cần Thơ, cho biết: "Sau 4 năm triển khai, TP Cần Thơ có 53 trường thực hiện Mô hình “Trường điển hình đổi mới”. Tuy chỉ mới triển khai ở một số trường nhưng mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực, có tính lan tỏa rộng rãi và có bước đột phát chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục". Ảnh: Khu vực học và nói tiếng Anh của Trường THCS An Thới, quận Ninh Kiều.
Theo bà Thắm, những thành quả trên là tiền đề, nền tảng vững chắc cho ngành giáo dục Cần Thơ tiến tới thực hiện đổi mới chương trình giáo dục trong tương lai.
Theo bà Thắm, những thành quả trên là tiền đề, nền tảng vững chắc cho ngành giáo dục Cần Thơ tiến tới thực hiện đổi mới chương trình giáo dục trong tương lai. Ảnh: Cuộc thi sân khấu hóa tác phẩm văn học tại trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh.