Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này là các thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá... Ảnh: TL.

Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng là các thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết cần nghiên cứu để có hiểu biết về các quy định trong tiêu chuẩn này nhằm hợp tác với doanh nghiệp thẩm định giá trong quá trình thẩm định giá, cũng là đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này.

Theo đó, căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá, doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá, thẩm định viên phân tích, đánh giá để sử dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp và ưu tiên sử dụng Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.

Khi thẩm định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp. Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ về giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình không xác định được nêu tại Tiêu chuẩn này. Chỉ tiêu về thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2021./.

Theo Minh Anh(Thời báo tài chính Việt nam)
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2021-05-04/tieu-chuan-tham-dinh-gia-doanh-nghiep-103379.aspx