Viên chức trong trường hợp nào được hưởng phụ cấp độc hại?

Ông Tình hỏi, các trường hợp trên ông áp dụng theo Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ và Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Đối tượng áp dụng chế độ độc hại, nguy hiểm đối với công chức, viên chức được quy định tại Mục I Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức:

"Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam".

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo Báo Chính phủ

https://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Vien-chuc-trong-truong-hop-nao-duoc-huong-phu-cap-doc-hai/456926.vgp