VCCI: Tăng tính liên kết tạo nguồn lực cho phát triển đột phá

Đồng tình với báo cáo hoạt động của VCCI, ông Phí Văn Dực, Giám đốc VCCI Hải Phòng khẳng định, trong một năm nhiều khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, dưới chỉ đạo của Đảng đoàn và Ban Thường trực VCCI đã hoàn thiện khối lượng công việc khổng lồ.

Đẩy mạnh liên kết

Đồng thời, tổ chức được những sự kiện lớn như Chủ tịch Quốc hội về thăm và làm việc với VCCI, tổ chức 2 cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan; đặc biệt là việc tổ chức thành công Đại hội toàn quốc VCCI lần thứ XII trong tháng cuối năm 2021.

“Với sự thay đổi về chất lượng thành viên Ban Chấp hành VCCI, từ đó tạo thế dựa và nguồn lực mới, tăng cường vai trò của VCCI với các cơ quan quản lý nhà nước”, ông Phí Văn Dực khẳng định.

Để tăng cường hoạt động của VCCI trong thời gian tới nhằm triển khai tốt 6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm và 3 đột phá chiến lược Giám đốc VCCI Hải Phòng kiến nghị, Ban Thường trực và các ban chuyên môn xây dựng và phổ biến chương trình hành động chung đến các chi nhánh của VCCI trong việc kiến tạo văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Dực cho biết thêm, trong thời gian tới các ban chuyên môn cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các chi nhánh để có thêm nhiều định hướng, hướng dẫn cho các chi nhánh, tạo sự gắn kết chặt chẽ.

Mặt khác, Giám đốc VCCI Hải Phòng đề xuất, việc duy trì họp giao ban giữa Ban thường trực, lãnh đạo các ban chuyên môn và các chi nhánh cũng cần được duy trì tăng cường để tăng cường trao đổi công việc cũng như nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại các địa phương được cụ thể hơn.

Đồng quan điểm với ông Dực, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá, năm 2021 là năm đặc biệt khi cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để VCCI tỏ rõ vị thế, năng lực và được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi nhận.

Ghi nhận những thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động của VCCI, những tháng vừa qua, với sự kết nối và phối hợp chặt chẽ, những thách thức trong công tác trao đổi, truyền tải văn bản, họp giao ban… đã được khắc phục, tạo thuận lợi cho các chi nhánh nắm bắt những chỉ đạo từ Trung ương.

Tại Hội nghị, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ đã bày tỏ sự tin tưởng vào giai đoạn phát triển mới trong tương lai, đồng thời kiến nghị trong thời gian tới VCCI và Ban Pháp chế tăng cường phối hợp, hỗ trợ các chi nhánh của VCCI trong việc củng cố hoạt động tham mưu và tư vấn chính sách tại địa phương.

“Đồng thời đề xuất Ban Pháp chế cũng như các ban chuyên môn có các chương trình xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ chuyên về tham vấn chính sách cho các chi nhánh tại địa phương để tăng cường hơn nữa sự tham gia của VCCI trong việc tham mưu, đóng góp ý kiến cho chính quyền địa phương; nâng cao năng lực tư vấn pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp”, ông Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.

Mặt khác, đại diện VCCI Cần Thơ cho biết, việc xây dựng chương trình liên kết vùng thông qua các hoạt động tăng cường sự phối hợp giữa các chi nhánh VCCI cũng cần được đẩy mạnh trong thời gian tới, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, đóng góp vào sự phục hồi và phát triển kinh tế của cả nước.

Nguồn lực mới cho phát triển

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, năm 2021, mảng chính sách pháp luật và môi trường kinh doanh của VCCI có nhiều điểm nhấn dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Ban đã tham gia sát vào chuyển động chính sách của Quốc hội và Chính phủ khi có nhiều chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp phục hồi hoạt động.

Thông qua các cuộc điều tra khảo sát của VCCI, nhiều chính sách, đề án về thuế… đều dựa trên số liệu từ VCCI.

Bên cạnh đó, những chính sách lớn của Quốc hội và Chính phủ đều có sự đóng góp lớn của VCCI. Nhiều Nghị định, thông tư… VCCI gửi 140 kiến nghị với những dự thảo, chính sách lớn công phu và đủ ý kiến doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng. Do đó VCCI luôn có mặt đầy đủ trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách.

Trong năm qua, VCCI đã được lãng đạo Đảng nhà nước ghi nhận sự tham gia trong công tác xây dựng chính sách và cải thiện môi trường kinh doanh.

Mặt khác, ông Tuấn cũng cho biết thêm, các hoạt động điều tra PCI vẫn được nỗ lực duy trì. “Với một giai đoạn mới rất khác nhưng cũng đầy thách thức. Với sức ép từ 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, Trưởng Ban Pháp chế nhấn mạnh cần sự hợp tác hỗ trợ của các bộ phận các ban chuyên môn của VCCI và các chi nhánh nhằm tăng cường hoạt động góp ý chính sách pháp luật, từ đó tạo uy tín và vị thế của VCCI”, Trưởng Ban Pháp chế nhấn mạnh.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, năm 2021, mảng chính sách pháp luật và môi trường kinh doanh của VCCI có nhiều điểm nhấn dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. 

Đồng thời đề nghị, lãnh đạo chi nhánh tập trung nhân lực và ưu tiên nguồn lực để thực hiện các hoạt động tạo ra hiệu ứng lớn. Ban Pháp chế sẵn sàng phối hợp đẩy mạnh hoạt động đào tạo chia sẻ kinh nghiệm với các chi nhánh của VCCI, để tăng cường hơn nữa vai trò, ảnh hưởng và uy tín của các chi nhánh với chính quyền địa phương.

Về vấn đề tăng cường nhân lực tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương, ông Tuấn đánh  giá, đây là một hướng đi quan trọng sẽ được củng cố trong thời gian tới. Trưởng ban Pháp chế cho biết, để xây dựng cơ chế hợp tác, thành lập mô hình đào tạo, nâng cao hoạt động tư vấn pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp.

Nhất trí với báo cáo tổng hợp về những điểm mới, những thành tích đạt được, ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh, cần phát huy các “nguồn lực mới” cho sự phát triển trong bối cảnh mới.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh khẳng định, sau Đại hội XII VCCI với những định hướng mới, chúng ta đã có cơ hội đánh giá lại những mục tiêu, nguồn lực mới.

Theo đó, ông Tuấn khẳng định, sau Đại hội XII VCCI với những định hướng mới, chúng ta đã có cơ hội đánh giá lại những mục tiêu, nguồn lực mới.

Trong cách tiếp cận về nguồn lực vật chất, theo đó, ông Tuấn cho rằng VCCI có đội ngũ trình độ hơn nhiều tổ chức cơ quan, nhưng cũng xuất hiện trạng thái mới là kết nối và chia sẻ nhiều hơn. “Đây thực sự là nguồn lực mới cho sự phát triển của VCCI cộng với nguồn lực tri thức. Điều này thể hiện rõ trong kết quả của năm 2021”, ông Phạm Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Đặc biệt chia sẻ về nguồn lực phi vật chất, ông Tuấn cho rằng chúng ta đang vận hành cơ chế mới, tầm nhìn mới tập trung vào tầm nhìn sứ mệnh với 6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, đây là nguồn lực cho VCCI phát triển đột phá giai đoạn mới.

“Với cơ cấu có tính đại diện, VCCI đã xây dựng được niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả hiện hữu chúng ta đã huy động được nguồn lực vượt kỳ vọng để tổ chức thành công Đại hội XII”, ông Phạm Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết các đơn vị cũng đang trong quá trình xây dựng kế hoạch của mình taọ hợp lực lớn theo đúng mục tiêu tầm nhìn sứ mệnh của VCCI.

Theo Tạp Chí diễn đàn doanh nghiệp

https://diendandoanhnghiep.vn/vcci-tang-cuong-tinh-lien-ket-tao-nguon-luc-cho-phat-trien-dot-pha-215867.html