Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Bổ sung thêm các trường hợp loại trừ tai nạn xảy ra trong quá trình lao động không được coi là TNLĐ: Tai nạn xảy ra do lỗi cố ý của NLĐ, bệnh lý của bản thân NLĐ không phát sinh do điều kiện lao động; Tai nạn xảy ra do lỗi chủ quan của một bên thứ 3 (đánh nhau, xô xát, tai nạn giao thông do sai phạm của bên thứ 3…) + Trường hợp bên có lỗi đã thực hiện trách nhiệm bồi thường, chi trả chi phí y tế đối với NLĐ rồi thì DN ko cần phải thực hiện các chế độ này nữa. Việc bồi thường số tiền phải được ghi nhận bằng văn bản, đối với TNGT thì phải chi nhận vào biên bản điều tra tai nạn giao thông."

Thứ năm, 24-11-2017 | 11:43:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Bổ sung thêm các trường hợp loại trừ tai nạn xảy ra trong quá trình lao động không được coi là TNLĐ: Tai nạn xảy ra do lỗi cố ý của NLĐ, bệnh lý của bản thân NLĐ không phát sinh do điều kiện lao động; Tai nạn xảy ra do lỗi chủ quan của một bên thứ 3 (đánh nhau, xô xát, tai nạn giao thông do sai phạm của bên thứ 3…) + Trường hợp bên có lỗi đã thực hiện trách nhiệm bồi thường, chi trả chi phí y tế đối với NLĐ rồi thì DN ko cần phải thực hiện các chế độ này nữa. Việc bồi thường số tiền phải được ghi nhận bằng văn bản, đối với TNGT thì phải chi nhận vào biên bản điều tra tai nạn giao thông."

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

Điều 40 Luật ATVSLĐ: chế độ cho NLĐ gặp TNLĐ quy định về các trường hợp loại trừ NLĐ không được hưởng chế độ do NSDLĐ chi trả

Tuy nhiên, rất nhiều tai nạn hoàn toàn do lỗi cố ý của người lao động không tuân thủ nội quy lao động (NLĐ) hay do những nguyên nhân chủ quan như đánh nhau, xô xát, bệnh lý của bản thân NLĐ (như động kinh)… chứ không liên quan đến công việc, điều kiện hay môi trường lao động. Những tai nạn này xảy ra hoàn toàn là bất khả kháng và doanh nghiệp không thể kiểm soát hay làm giảm nguy cơ được, vì vậy, nếu tính là TNLĐ thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều các chi phí vô lý. Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp NLĐ đã được bên có lỗi (không phải NSDLĐ) bồi thường cho thiệt hại phát sinh, chi trả chi phí y tế rồi nên Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chi trả chi phí y tế là chi trả 2 lần cho 1 khoản, không cần thiết.


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

  • về trưòng hợp TNLĐ xảy ra do lỗi của bên thứ 3: được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó người sừ dụng lao
    động vẫn phải bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động trong trường hợp tai nạn đo lỗi của người khác ( người thứ 3) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn. Trường hợp xác định lỗi của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc nhiệm vụ lao động; hoặc do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật thì không được hưởng chế độ theo quy định Điều 40 Luật an toàn lao động.
  • về nguyên nhân do “bệnh lý”: Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp thu.
Ý kiến bạn đọc (0)