Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Cách chia thừa kế đối với sổ đỏ đứng tên hộ gia đình

Thứ bẩy, 01-05-2021 | 16:03:00 PM GMT+7 Bản in
Chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến phần thừa kế được hưởng và nghĩa vụ nếu có.

Xác định di sản trong khối tài sản chung (quyền sử dụng đất) rất quan trọng, vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.

Điều kiện di chúc hợp pháp

Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp là di chúc phải có đủ các điều kiện sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình bằng cách nào? Đồ họa: M.H
Chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình bằng cách nào? Đồ họa: M.H

Cách chia thừa kế theo di chúc

Căn cứ Khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

- Con thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.

Trong đó, diện thừa kế là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản (quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi...

Còn hàng thừa kế thì được phân chia theo thứ tự sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tóm lại, chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khá phức tạp, bởi phải xác định rõ phần di sản trong khối tài sản chung được cấp cho hộ gia đình.

Theo TUẤN ANH(Báo Lao động)
Ý kiến bạn đọc (0)