Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Cần mạnh dạn và linh hoạt trong điều chỉnh tỷ giá để giữ lợi thế xuất khẩu

Thứ sáu, 29-05-2020 | 13:27:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Cần mạnh dạn và linh hoạt trong điều chỉnh tỷ giá để giữ lợi thế xuất khẩu

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Các Doanh nghiệp

Công văn: 0728/ PTM - KHTH, Ngày: 26/05/2020

Nội dung kiến nghị:

Vì tất cả các quốc gia khác đều đã điều chỉnh tỷ giá giảm sâu.


Đơn vị phản hồi: Ngân hàng Nhà nước

Công văn: 6938/NHNN-TD, Ngày: 22/09/2020

Nội dung trả lời:

Về kiến nghị này, NHNN có ý kiến như sau:

  • Thời gian qua, NHNN điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong khung khổ chính sách tiền tệ chung nhằm thực hiện những mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, không nhằm mục đích thao túng tiền tệ để đạt lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Trên cơ sở đó, NHNN đã điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý: (i) cho phép tỷ giá thị trường diễn biến linh hoạt, phù hợp với các điều kiện thị trường trong nước, quốc tế và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; (ii) ổn định hoạt động thị trường ngoại tệ, hạn chế những biến động mạnh bất thường, mang tính thời điểm của tỷ giá, qua đó góp phần ổn định tâm lý thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô.
  • về cơ bản, tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp vái điều kiện thị trường,; cân đối cung cầu ngoại tệ. NHNN điều hành tỷ giá thông qua cơ chế tỷ giá trung tâm, được xác định trên cơ sở diễn biến thị trường trong nước, quốc tế và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, cũng như biên độ biến động tỷ giá (hiện tại ở mức 3%).
  • về điều hành tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu: Trong những năm qua, trong bối cảnh thị trường ngoại tệ trong nước hoạt động thông suốt, tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam duy trì tích cực, do đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kỳ vọng của doanh nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh, sản xuất, đầu tư nói chung (trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu). Giai đoạn năm 2016-nay, trong bối cảnh tỷ giá USD/VNĐ diễn biến tương đối ổn định, tình hình thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam duy trì tương đối tích cực, mặc dù một số thời điểm chịu tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại, sự bùng phát đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm 2019, mặc dù VND tăng giá nhẹ so với USD (tỷ giá USD/VND giảm 0,2%), nhưng xuất khẩu tăng 8,4%, nhập khẩu tăng 6,98%, thặng dư cán cân thương mại đạt khoảng 11,12 tỷ USD, tăng khoảng 59% so với năm 2018.

Bên cạnh đó, với đặc thù kinh tế Việt Nam, việc để VND mất giá sẽ không khuyến khích nhiều đối với xuất khẩu do hàm lượng nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương đối lớn. Theo nghiên cứu gần đây của IMF trong Báo cáo Khu vực Đối ngoại năm 2019, mức độ co giãn của cán cân thương mại đối với tỷ giá có xu hướng giảm theo mức độ tham gia của nền kinh tế vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do nhiều ngành, lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại, máy móc, may mặc, giày dép,...) là một phần của chuỗi giá trị toàn cầu, tỷ giá sẽ ít có tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Mặt khác, việc điều chỉnh giảm giá mạnh VND có tác động đa chiều đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài, môi trường đầu tư cũng như lộ trình giảm tình trạng đô-la hóa nền kinh tế, là những yếu tố quan trọng đối với ổn định kinh tế vĩ mô.

  • về điều hành tỷ giá và quan hệ kinh tế đối ngoại: Với việc Việt Nam đã và đang hợp tác quốc tế ngày càng sâu sắc với các hiệp định thương mại song phương, đa phương, vấn đề điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng trở thành vấn đề được các đối tác thương mại và các tổ chức quốc tế quan tâm, chú ý. Đặc biệt, Bộ Tài chính Mỹ thường xuyên theo dõi giám sát các đối tác thương mại (trong đó có Việt Nam) về khả năng thao túng tiền tệ.
  • Định hướng điều hành tỷ giá thời gian tới: Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Quốc hội, Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành'tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện mua/bán ngóại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó hỗ trợ hoạt động kinh tế nói chung, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế.
Ý kiến bạn đọc (0)