Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Cần nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động quảng cáo: Hiệp hội cho rằng hiện nay ngành quảng cáo Việt Nam chưa được xã hội và các cơ quan quản lý hiểu và quan tâm đúng mức, về mặt nào đó có phần còn định kiến mà Hiệp hội đã nêu ra qua nhiều báo cáo trong thời gian qua. Do vậy, Hiệp hội rất mong muốn trong thời gian tới việc “Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa (trong đó có quảng cáo- HH) trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng” như nhiệm vụ và giải pháp chung mà Quyết định 1755/QĐ-TTg đề ra cần được triển khai một cách sâu rộng.

Thứ năm, 08-06-2017 | 16:01:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Cần nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động quảng cáo: Hiệp hội cho rằng hiện nay ngành quảng cáo Việt Nam chưa được xã hội và các cơ quan quản lý hiểu và quan tâm đúng mức, về mặt nào đó có phần còn định kiến mà Hiệp hội đã nêu ra qua nhiều báo cáo trong thời gian qua. Do vậy, Hiệp hội rất mong muốn trong thời gian tới việc “Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa (trong đó có quảng cáo- HH) trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng” như nhiệm vụ và giải pháp chung mà Quyết định 1755/QĐ-TTg đề ra cần được triển khai một cách sâu rộng.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Cần nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động quảng cáo: Hiệp hội cho rằng hiện nay ngành quảng cáo Việt Nam chưa được xã hội và các cơ quan quản lý hiểu và quan tâm đúng mức, về mặt nào đó có phần còn định kiến mà Hiệp hội đã nêu ra qua nhiều báo cáo trong thời gian qua. Do vậy, Hiệp hội rất mong muốn trong thời gian tới  việc “Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa (trong đó có quảng cáo- HH) trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng” như nhiệm vụ và giải pháp chung mà Quyết định 1755/QĐ-TTg đề ra cần được triển khai  một cách sâu rộng.

Đề nghị cơ quan quản lý các cấp quan tâm nghiên cứu rà soát, có giải pháp  điều chỉnh, bổ sung những văn bản quy phạm liên quan đến quảng cáo như:

- Luật Quảng cáo, Nghị định 181/2013/NĐ-CP;

- Luật Đầu tư năm 2014; Luật Thương mại năm 2005; Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/ QH 12; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Dược số 105/2016/QH13; Luật Đất đai năm 2013…;

- Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành về quảng cáo;

- Quy chế, quy định quản lý quảng cáo của các địa phương... cho phù hợp với thực tế và quy định chung như các văn bản HHQCVN đã tổng hợp, phản ánh.


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương; Bộ tài nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Công văn: 4044/BCT - KH; 2287/BTNMT - PC; 4491/BKHĐT - PTDN, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

  • Bộ Công thương: Luật Quảng cáo được ban hành năm 2012 (ban hành sau Luật Thương mại năm 2005), do đó, hoạt động quảng cáo (kể cả quảng cáo thương mại) hiện nay đều được điều chỉnh bởi Luật Quảng cáo. Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại từ trước tới nay cho thấy mặc dù Luật Thương mại có nội dung quy định về quảng cáo thương mại song công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo gần như hoàn toàn do các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện và thực hiện theo pháp luật về quảng cáo (trước đây là Pháp lệnh quảng cáo, sau đó là Luật Quảng cáo). Do vậy, những đề xuất của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (Hiệp hội này chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải đáp sẽ phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành.
  • Bộ tài nguyên và Môi trường: về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh; về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện ý kiến chi đạo của Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc tô chức sơ kết 05 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, hiện Bộ đang khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đánh giá 03 năm thi hành Luật đất đai; đánh giá tác động của Luật đất đai và các vãn bản thi hành; tổ chức Hộ nghị, hội thảo chuyên đề về những định hướng đổi mới chính sách, pháp luật đất đai. Trên cơ đó, Bộ sẽ đề xuất với Chính phủ kế hoạch và những định hướng sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho phù hợp hơn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
  • Bộ kế hoạch và Đầu tư: 

Theo quy định của Luật đầu tư 2014, kinh doanh dịch vụ quảng cáo thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trong năm 2016, Chính phủ đã rà soát, báo cáo Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. Theo quy định tại Luật này, dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, cắt giảm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý nhằm tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của người dân, doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà Luật không cấm.

Quý Hiệp hội có thể tham khảo thêm ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế về các nội dung hoạt động quảng cáo liên quan đến Luật xây dựng, Luật Đất đai, Luật Dược.


 
 

 

Ý kiến bạn đọc (0)