Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đề xuất về gói cho vay lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp: Để triển khai gói lãi suất 0%, Chính phủ có thể giao cho một số NHTM làm trung gian cho vay, xác định cho vay tín chấp hay có thế chấp tài sản. Các NHTM không cho vay đại trà mà cần đưa ra tiêu chí, chọn lựa từng khách hàng có khả năng kinh doanh thành công để cho vay. Theo đó, NH có thể nới lỏng các điều kiện giải ngân cho nhóm khách hàng trước đây từng sản xuất - kinh doanh hiệu quả; có dòng tiền trôi chảy, lịch sử thanh toán nợ đúng hạn… nhưng hiện đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nếu NHTM cho vay không đúng địa chỉ, dẫn đến không thu hồi được nợ thì Chính phủ cần quy trách nhiệm cho NH đó. chính sách cho vay lãi suất 0% là một trong những biện pháp cấp bách giải cứu DN nhưng đồng thời giải cứu cả NH. Khi NH chọn lọc chính xác đối tượng giàu tiềm năng để cho vay lãi suất 0%, DN sẽ có thêm dòng tiền để phục hồi sản được sản xuất - kinh doanh, giúp hoạt động của NH tốt lên.

Thứ ba, 29-05-2020 | 13:23:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Đề xuất về gói cho vay lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp: Để triển khai gói lãi suất 0%, Chính phủ có thể giao cho một số NHTM làm trung gian cho vay, xác định cho vay tín chấp hay có thế chấp tài sản. Các NHTM không cho vay đại trà mà cần đưa ra tiêu chí, chọn lựa từng khách hàng có khả năng kinh doanh thành công để cho vay. Theo đó, NH có thể nới lỏng các điều kiện giải ngân cho nhóm khách hàng trước đây từng sản xuất - kinh doanh hiệu quả; có dòng tiền trôi chảy, lịch sử thanh toán nợ đúng hạn… nhưng hiện đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nếu NHTM cho vay không đúng địa chỉ, dẫn đến không thu hồi được nợ thì Chính phủ cần quy trách nhiệm cho NH đó. chính sách cho vay lãi suất 0% là một trong những biện pháp cấp bách giải cứu DN nhưng đồng thời giải cứu cả NH. Khi NH chọn lọc chính xác đối tượng giàu tiềm năng để cho vay lãi suất 0%, DN sẽ có thêm dòng tiền để phục hồi sản được sản xuất - kinh doanh, giúp hoạt động của NH tốt lên.

Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Vận tải ô tô VN; Tổng hợp nhiều DN

Công văn: 0728/ PTM - KHTH, Ngày: 26/05/2020

Nội dung kiến nghị:

Việc giảm lãi suất, khoanh giãn nợ cho các các khoản vay cũ; triển khai gói cho vay mới với lãi suất thấp… là những giải pháp xuất phát từ nguồn lực tự nguyện của các NHTM, còn Chính phủ chưa sử dụng ngân sách để bù đắp việc giảm lãi suất; khoanh, giãn nợ cho người đang vay tiền từ các NHTM. 

Việt Nam có thể nhận được tài trợ 50 triệu USD từ World Bank, 400 triệu USD từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Ngoài ra, nước ta còn có thêm nguồn tài trợ nằm trong 6,5 tỉ USD mà Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ cho các quốc gia thành viên.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước

Công văn: 6938/NHNN-TD, Ngày: 22/09/2020

Nội dung trả lời:

  • Ngân hàng nhà nước:

a) Liên quan đến ngành ngân hàng, NHNN có ý kiến như sau:

  • Trong thời gian vừa qua, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động chỉ đạo các TCTD triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, doanh nghiệp khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh như: (i) Ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 13/3/2020 tạo cơ sở pháp lý để các TCTP cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên, nhóm nợ; (ii) Ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận phù hợp để dành nguồn lực chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng thông qua giảm mạnh lãi suất cho vay, triển khai các chương trình, chính sách cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng thuộc các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng do dịch; (iii) Thực hiện các giải pháp giảm phí thanh toán, chuyển tiền, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Các chính sách hỗ trợ khách hàng được thực hiện trên phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với khách hàng vay vốn bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng (huy động tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế), do vậy cần đảm bảo an toàn, hiệu quả, trả lãi cho người gửi tiền và bhi phí hoạt động của TCTD.                                                                                   

  • Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ được giao NHNN đang trao đổi và đề xuất nhu cầu tài trợ của WB/ADB tổng vốn khoảng 14,5 triệu USD để hỗ trợ giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 cho người dân, doanh nghiệp Việt Nam thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật “ứng phó khẩn cấp đại dịch COVID-19 của Việt Nam’ “Tăng cường sự chuẩn bị và khả năng đối phó với dịch COVID-1.9 ”, khoản viện trợ không hoàn lại “Hỗ trợ giảm thiếu tác động của dịch Covid 19 cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, mục đích các khoản tài trợ chủ yếu để hỗ trợ Bộ Y tế tăng cường năng lực phát hiện và ứng phó đại dịch Covid-19, hỗ trợ Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) tăng cường năng lực cộng đồng hoặc hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

b) Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn đo ảnh hưởng của Covid- 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg (do Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội chủ trì trình ban hành), trong đó, có chính sách cho người người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không tài sản bảo đảm, lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày 11/6/2020 và Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 14/7/2020, hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. đang được giao đầu mối, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyềt 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Đối với vấn đề sử dụng ngân sách để hỗ trợ lãi suất, đề-nghị tham khảo ý kiến Bộ Tài chính.        

 
Ý kiến bạn đọc (0)