Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT

Thứ bẩy, 28-12-2018 | 20:00:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Sữa Việt Nam

Công văn: 2992/ PTM - VP, Ngày: 27/12/2018

Nội dung kiến nghị:

Sau khi xem xét, nghiên cứu kĩ nội dung dự thảo của Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành, thông lệ quốc tế, Hiệp hội Sữa Việt Nam cơ bản chúng tôi nhất trí như nội dung bản dự thảo. Đối với khoản 1, khoản 3, khoản 4 phần II phụ lục I Hiệp hội đề nghị thực hiện theo phương án 2 như Cục Thú y – Bộ NN và PTNN đã đề xuất để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro tiên tiến của thế giới, tuy nhiên Ban biên soạn cần quan tâm các nội dung sau:

  1. Cần ban hành danh mục rõ ràng các nhóm nguy cơ cao thấp, sử dụng tên danh định và mã trong hệ thống HS quốc tế để tránh nhầm lẫn. Các chế phẩm thực phẩm có chứa sữa/ sản phẩm sữa hay các thành phần có nguồn gốc động vật đã qua chế biến có mã HS thuộc chương 19,21 và 22 cần được xếp vào nhóm nguy cơ thấp.
  2. Quy định rõ quy trình lấy mẫu kiểm tra giống như Chính phủ đã quy định quy trình kiểm tra ATTP tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  3. Đối với thực phẩm nhập khẩu vừa phải kiểm tra ATTP, vừa phải kiểm dịch động vật, Nghị quyết 19 và khoản 1, điều 15, Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã quy định “Trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định, vì vậy chúng tôi kiến nghị Thông tư 25 quy định cụ thể “Trường hợp thực phẩm nhập khẩu vừa phải kiểm tra ATTP, vừa phải kiểm dịch động vật thì chỉ thực hiện kiểm dịch động vật” để đáp ứng Nghị quyết 19 và cũng phù hợp với Luật thú y và Nghị định 15
  4. Đối với các mặt hàng xuất khẩu quy định kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu để khuyến khích xuất khẩu.

Các ý kiến góp ý nếu trên vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 19/2018/NĐ-CP “Bộ Nông nghiệp và PTNT: xem xét, sớm giải quyết khó khăn đối với doanh nghiệp về: (1) diện hàng hoá phải kiểm dịch động vật quá rộng, quá mức cần thiết (chỉ nên kiểm dịch đối với các sản phẩm tươi sống hoặc sơ chế (2) tình trạng hai đơn vị cùng kiểm tra một lô hàng hoặc một đơn vị kiểm tra theo quy định của hai luật nhưng với hai thủ tục khác nhau, cấp hai giấy chứng nhận.”


Đơn vị phản hồi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Công văn: 1492/BNN - QLDN, Ngày: 01/03/2019

Nội dung trả lời:

  • Ý kiến góp ý: Kiến nghị của Hiệp hội Sữa Việt Nam đề nghị thực hiện theo phương án 2 tại Dự thảo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.

Do có ý kiến khác nhau về kiểm dịch sản phẩm động vật đã qua chế biến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp đã gửi văn bản xin ý kiến các đơn vị khác nhau, do quy định này ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp, người dân sản xuất trong nước, xuất khẩu; kết quả phần lớn các ý kiến góp ý đề nghị không bỏ kiểm dịch sản phẩm động vật chế biến. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo với thành phần là các cơ quan quản lý đại diện các Cục, Vụ chức năng thuộc Văn phòng Chính phủ; các Hiệp hội Chăn nuôi; Hiệp hội EuroCham; Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Hiệp hội Sữa Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu và các đơn vị chức năng thụộc Bộ. Tại Hội thảo các Hiệp hội chăn nuôi, các doanh nghiệp xuất khẩu thông nhất không bỏ kiểm dịch sản phẩm chế biến, với lý do cơ bản như sau:

+ Không bỏ kiểm dịch các sản phẩm chế biến (trong đó có sữa) là phù hợp với Luật thú y thế giới (OIE Code); Luật thú y Việt Nam cũng hài hòa với quy định của OIE, phù hợp với biện pháp các nước trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng yêu cầu kiểm dịch các sản phẩm động vật trên cạn đã qua chế biến sử dụng làm thực phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam. Không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các sản phẩm động vật từ Việt Nam sang các nước cụ thể: Thịt và các sản phẩm thịt đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn; sữa và các sản phẩm sữa đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn; mật ong và các sản phẩm từ ong đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn; trứng và sản phâm từ trứng đã chê biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn.

"+ Các'nước trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng yêu cầu kiểm dịch các sản phẩm động vật trên cạn sử dụng làm thực phẩm cụ thể: Thịt và các sản phẩm thịt đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn; sữa và các sản phẩm sữa đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn; mật ong và các sản phẩm từ ong đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn; trứng và sản phẩm từ trứng đã chế biến ở dạng đóng hộp, bao gói sẵn.

  • Ý kiến góp ý: Cần ban hành danh mục rõ ràng các nhóm nguy cơ cao thấp, sử dụng tên danh định và mã trong hệ thống HS quốc tế để tránh nhầm lẫn. Các chế phẩm thực phẩm có chứa sữa/sản phẩm sữa hay các thành phần có nguồn gốc động vật đã qua chế biến có mã HS thuộc chương 19, 21 và 22 cần được xêp vào nhóm nguy cơ thấp.

'Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 20/2017/TT-BNNPTNT, trong đó sản phẩm động vật có nhóm mã HS 19, 21 và 22 thuộc nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ thấp (đã-tiếp thu ý kiến đóng góp).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có Bảng mã số HS chương 19, 21 và 22 (đã tiếp thu ý kiến đóng góp).

- Ý kiến góp ý: Quy định rõ quy trình lấy mẫu kiểm tra giống như Chính phủ đã quy định quy tành kiểm trạ ATTP tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

+ Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT đã tiếp thu ý kiến góp ý đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy,cơ thấp (bao gồm sản phẩm sữa chế biến): Cứ 05 lô hàng sẽ lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 lần vi phạm thì lấy mẫu liên tiếp 03 lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm; nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì áp dụng tần suất 05 lô hàng sẽ lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm. Như vậy đã cắt giảm tới 80% tần suất lấy mẫu kiểm dịch đối với sản phẩm động vật chế biến như thịt, trứng, sữa.

+ Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT cũng đã quy định việc thực hiện thủ tục hành chính này trên cổng thông tin một cửa quốc 'gia, theo đó doanh nghiệp chỉ cần đăng ký, khai báo kiểm dịch và nhận kết quả trền cổng thông tin một cừa quốc gia, không phải đi lại đến nhiều cơ quan thú y.

 - Doanh nghiệp được đưa sản phẩm động vật có nguy cơ thấp về kho bảo quản để tránh lưu bãi tại cảng, giảm chi phí.

 - Miễn kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

 - Lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu có trọng lượng dưới 50 kg được miễn lấy mẫu kiểm tra, miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.

  • Ý kiến góp ý: Đối với thực phẩm nhập khẩu vừa phải kiểm tra ATTP vừa phải kiêm dịch động vật,...

+ Ngày 28/9/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 7603/BNN-PC gửi Văn phòng Chính phủ về việc đề xuất cách thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa đang chồng chéo giữa các Bộ, trong đó có sản phẩm sữa.

+ Ngày 08/10/2018 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9676/VPCP-KGVX gửi Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ xử lý đối với hàng hóa đang chồng chéo giữa các Bộ về kiểm tra chuyên ngành và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định,

  • Ý kiến góp ý: Đồi với các mặt hàng xuất khẩu quy định kiểm dịch và giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu để khuyến khích xuất khấu:

Khoản 2 Điều 37 Luật thú y đã quy định nội dung này, cụ thể như sau: “Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cần thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho hải quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch

 

Ý kiến bạn đọc (0)