Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Hiện nay, quy định của pháp luật về trách nhiệm đầu tư hệ thống điện trong các dự án kinh doanh bất động sản còn mâu thuẫn nhau, trong đó Luật kinh doanh bất động sản, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở quy định trách nhiệm đầu tư là của chủ đầu tư dự án và Luật Điện lực quy định trách nhiệm này là của đơn vị điện lực.

Thứ năm, 08-06-2017 | 16:10:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Hiện nay, quy định của pháp luật về trách nhiệm đầu tư hệ thống điện trong các dự án kinh doanh bất động sản còn mâu thuẫn nhau, trong đó Luật kinh doanh bất động sản, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở quy định trách nhiệm đầu tư là của chủ đầu tư dự án và Luật Điện lực quy định trách nhiệm này là của đơn vị điện lực.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Hiện nay, quy định của pháp luật về trách nhiệm đầu tư hệ thống điện trong các dự án kinh doanh bất động sản còn mâu thuẫn nhau, trong đó Luật kinh doanh bất động sản, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở quy định trách nhiệm đầu tư là của chủ đầu tư dự án và Luật Điện lực quy định trách nhiệm này là của đơn vị điện lực.


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương; Bộ Xây dựng

Công văn: 4044/BCT - KH; 1036/BXD - PC, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Điện lực về đầu tư phát triển điện lực đã quy định: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện” và tại khoản 2.c điều 41 về nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện đã quy định: “Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với bên mua điện.

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản 2014 tại khoản 3 Điều 13 đã quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư: “Chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối hệ thống hạ tầng chung của khu vực”. Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư phải: “đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt”.     

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Xây dựng thì “Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác” và Điều 15 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở cũng quy định Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở “phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo nội dung và tiến độ dự án đã được phê duyệt; trường hợp phải xây dựng các công trình hạ tầng xã hội theo quyết định phê duyệt dự án hoặc theo quyết định, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ dự án đã được phê duyệt và theo nội dung văn bản đã được chấp thuận”.

Như vậy, việc đầu tư hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có công trình điện gắn với dự án đầu tư bất động sản thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án. Đây là trách nhiệm được Luật kinh doanh bất động sản, Luật quy hoạch đô thị và Luật nhà ở quy định riêng cho chủ đầu tư dự án bất động sản và không có quy định về chuyển giao trách nhiệm này cho các chủ thể khác. Do vậy, xét trong mối quan hệ với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh, các Đơn vị điện lực không phải thực hiện thay trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật điện đã nằm trong nội dung, thiết kế dự án được phê duyệt.

Trường hợp sau khi chủ đầu tư kinh doanh bất động sản bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng và nếu có đề nghị Đơn vị điện lực bán điện trực tiếp cho các hộ khách hàng thì cần có thỏa thuận trách nhiệm của chủ đầu tư, khách hàng sử dụng điện và Đơn vị điện lực về quản lý, vận hành hệ thống điện đến công tơ bán điện với khách hàng.

Đối với dự án bất động sản nhà ở xã hội, tái định cư: Các dự án này hệ số lấp đầy thường cao và là các nhà ở theo diện chính sách xã hội, được Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện Quyết định chủ trương đầu tư nên trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư nêu rõ trách nhiệm của ngành điện đầu tư hệ thống điện bên trong dự án, các đơn vị điện lực có thể đầu tư đồng bộ với tiến độ dự án

- Bộ xây dựng: 

Điều 11, Điều 39 của Luật Điện lực quy định đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện. Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định, số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì các công trình này là cồng trình công nghiệp.

Khoản 3 Điều 26 của Luật Nhà ở quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm xây dựng các cồng trình hạ tầng kỹ thuật ừong dự án.

Như vậy, Luật Nhà ở không quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án ừong việc xây dựng các công trình công nghiệp (trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện) mà chỉ quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án ữong việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Do đó, quy định về trách nhiệm đầu tư hệ thống điện trong dự án kinh dòanh bất dộng sản giữa Luật Nhà ở và Luật Điện lực là không mâu thuẫn, chồng chéo.

 

Ý kiến bạn đọc (0)