Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Một số kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tiếp cận tín dụng, thông qua nâng cao năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính

Thứ tư, 18-09-2018 | 14:17:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Một số kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tiếp cận tín dụng, thông qua nâng cao năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Trung tâm thông tin kinh tế - VCCI

Công văn: 2065/PTM - VP, Ngày: 17/09/2018

Nội dung kiến nghị:

Qua kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Trung tâm Thông tin kinh tế tổng hợp một khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp như sau:

1- Về lãi suất và phí cần rà soát theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Với chi phí đầu vào (lãi suất huy động vốn) như hiện nay, thu nhập lãi ròng của ngân hàng không chỉ đến từ thu nhập tín dụng (chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ); mà còn có thu nhập từ huy động vốn (chênh lệch giữa lãi suất điều chuyển vốn nội bộ với lãi suất huy động) và thu nhập do chuyển đổi kỳ hạn (chênh lệch lãi suất điều chuyển vốn nội bộ giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động- NIM). Vì thế NIM chỉ nên trong khoảng 2% (nôm na là chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào) đối với từng khoản vay là hợp lý với thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam.

2- Ngân hàng nhà nước và các địa phương nhanh chóng triển khai Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần thay đổi cách tiếp cận của Quỹ Bảo lãnh tín dụng là hỗ trợ, trợ giúp, tạo điều kiện để doanh nghiệp vay được vốn. Có như vậy Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đúng nghĩa là cầu nối giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

3- Xem xét bổ sung một số nội dung về hạch toán kế toán và quy định phải báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính về (i) nợ xấu, nợ quá hạn của doanh nghiệp; (ii) Giá trị tài sản đã sử dụng làm bảo đảm tín dụng. Quy định nội dung này sẽ giúp ngân hàng giảm thời gian thẩm định tín dụng, giảm rủi ro do doanh nghiệp sử dụng một tài sản, nhưng thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng.


Đơn vị phản hồi: Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tài chính

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)