Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Một số vấn đề về chính sách thuế tài nguyên nói chung và thuế xuất khẩu, thủ tục kiểm hóa lại đối với mặt hàng Trường Thạch (Felspat), Cao Lanh (Kaolin)

Thứ sáu, 19-07-2019 | 15:39:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Một số vấn đề về chính sách thuế tài nguyên nói chung và thuế xuất khẩu, thủ tục kiểm hóa lại đối với mặt hàng Trường Thạch (Felspat), Cao Lanh (Kaolin)

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty cổ phần khoáng sản Hùng Vương

Công văn: 1625/PTM - VP, Ngày: 17/07/2019

Nội dung kiến nghị:

Công ty cổ phần khoáng sản Hùng Vương có một số đề nghị về chính sách thuế bao gồm:

  1. Đề xuất giảm thuế xuất khẩu Trường Thạch (Felspat) đang từ 10% xuống 5% như mặt hàng bột đá (Mã HS 2517490010).
  2. Đề xuất giảm thuế xuất khẩu của Cao Lanh (Kaolin) lọc đã qua chế biến sâu đang từ 10% xuống 5%.
  3. Đề xuất giảm 20% giá tính tài nguyên cho mặt hàng Cao Lanh, Trường Thạch. Do hiện nay, giá xăng dầu, giá điện tăng cao kéo theo việc giá cước vận tải cũng tăng theo đó. Chi phí trung bình cho cán bộ công nhân viên cũng cao hơn so với trước. Việc này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh tài nguyên khoáng sản.
  4. Đề xuất đồng nhất giá tính thuế tài nguyên cho tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc. Sở dĩ công ty chúng tôi đề xuất việc này để tránh những trường hợp tiêu cực như sau:

- UBND các tỉnh tự đánh giá tài nguyên sẽ gây ra trường hợp các doanh nghiệp trong nước tự cạnh tranh nhau.

- Tài nguyên ở tỉnh nào được định giá thấp hơn sẽ dẫn đến trường hợp bị khai thác tận thu nhanh hơn gây lãng phí tài nguyên khiến cho giá trị của tài nguyên sụt giảm đáng kể.

  1. Đề xuất miễn kiểm hóa lại mặt hàng Cao Lanh, Trường Thạch khi đã kiểm hóa thành công trong làn bắt buộc đầu tiên. Lý do đề xuất ý kiến này là do việc thực hiện kiểm hóa lại mặt hàng này chi phí khá cao (phí vận tải, phí kiểm hàng hóa,…) và cũng mất thời gian gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó mặt hàng Cao Lanh và Trường Thạch không phải là mặt hàng có giá trị cao, trung bình từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính

Công văn: 10798/BTC - CST, Ngày: 16/09/2019

Nội dung trả lời:

1. về thuế xuất khẩu đối với mặt hàng Cao lanh, tràng thạch

Căn cứ theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ:

+ Mặt hàng tràng thạch (đá bồ tát) thuộc nhóm 25.29 (mã hàng 2529.10.00 và 2529.10.90) có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10% (khung thuế / xuất khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 là: 5- 30%). Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tràng thạch năm 2017 và 2018 là 5,56 nghìn USD và 36,4 nghìn USD.

+ Mặt hàng bột cacbonat canxi thuộc mã hàng 2517.49.00.10 có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5% (khung thuế xuất khẩu theo Luật thuế số 107/2016/QH13 là: 5-35%). Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này năm 2017 và 2018 là 41,7 triệu USD và 49,65 triệu USD.

+ Mặt hàng Cao Lanh (Kaolin) thuộc mã hàng 2507.00.00 có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10% (khung thuế xuất khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 là: 5-30%). Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng 25070000 năm 2017 và nam 2018 là 3,62 ữiệu USD và 4,75 triệu USD.

Thuế suất thuế xuất khẩu các mặt hàng trên được (Ịuy định theo Điều 10 Luật thuế số 107/2016/QH13 về nguyên tắc ban hành bieu thuế, thuế suất như sau:

"Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu , thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên... áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phần đến nguyên liệu thô". Theo đó, các mực thuế suất trên đã góp phần hạn chế xuất khẩu tài nguyên khoáng sản ở dạng thô, đảm bảo phục vụ nhu cầu trong nước, khuyến khích đầu tư, chế biến sâu ứong nước nâng cao giá trị tài nguyên xuất khẩu. Do vậy, đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.

  1. Về thuế tài nguyên đối với mặt hàng Cao lanh, tràng thạch
  • Khoản 1 Điều 6 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định:

"1. Giả tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giả trị gia tăng. ”

  • Khoản 4 Điều 6 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định:

"4. ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tỉnh thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đem vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện. ”

  • Điểm b, d Khoản 5 Điều 4 Nghị, định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật sửa đổi bổ sung các Luật thuế và sửa đổi bồ sung một số điều các Nghị định về thuế quy định:

“ 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 4 như sau:

  1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

...b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;

...d) Xây dụng cơ sở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Điều 6 Thông tư.152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên quy định:

“Giả tính thuế tài nguyên là giả bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh (quy định; Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuê tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. ”

- Điểm 5.1, 5.2/:5:3 Khoản 5 Điều 6 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định:

“5.1. Bảng giá tính thuế tài nguyên có các thông tin để làm cơ sở xác định thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên phát sinh trong tỉnh phù hợp với chính sách, pháp luật gồm: định mức sử dụng tài nguyên làm căn cứ quy đổi từ sản phẩm tài nguyên hoặc sản phẩm công nghiệp ra sản lượng tài nguyên khai thác có trong sản phẩm tài nguyên và sản phẩm công nghiệp Giả tính thuế tài nguyên tương ứng với loại tài nguyên khai thác, sản phẩm tài nguyên sau khỉ chế biến...

“5.2. Giá tính thuế tài nguyên quy định tại Bảng giá phải phù hợp Khung giả tính thuế tài nguyên do Bộ Tài chính ban hành. ”

“5.3. Cơ quan chức năng do ƯBND cấp tỉnh phân công chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên chậm nhất là ngàỵ 31/12 để công bổ áp dụng từ ngày 01/01 năm tiếp theo liền kề. Trong năm, khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng hoặc giảm ngoài mức quy định tại Khung giá tính thuế của Bộ Tài chính thì thông báo để Bộ Tài chỉnh điều chỉnh kịp thời.

Căn cứ các quy định nêu trên thì:

  • Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gom thuế giá trị gia tăng nhưng không thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định.
  • Bộ Tài chính ban hành Khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất hoá lý giống nhau làm cơ sở để UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên, nhằm đảm bảo sự thống nhất trên toàn quốc và tránh sự chênh lệch lớn về giá tính thuế tài nguyên giữa các địa phương. Trường hợp có sự biến động lớn về giá bán các loại tài nguyên, UBND cấp tỉnh thông báo để Bộ Tài chính quy định kịp thời.
  • Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tại từng địa phương, UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên phù hợp với chính sách pháp luật và khung giá tính thuế do BTC ban hành.

Do đó, đề xuất giảm giá tính thuế tài nguyên cho mặt hàng Cao lanh, Tràng thạch và thống nhất giá tính thuế tài nguyên cho tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc là không phù hợp.

Ý kiến bạn đọc (0)