Thứ 3, 29/04/2025 | English | Vietnamese
02:48:00 PM GMT+7Thứ 2, 03/02/2025
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đang dẫn dắt mọi khía cạnh của đời sống, từ quản trị quốc gia đến kinh doanh và xã hội. Tại Việt Nam, "Chính phủ điện tử" đã chính thức chuyển hướng sang chính phủ số, kinh tế số và công dân số.
Theo các chuyên gia công nghệ, AI và blockchain ở thời điểm hiện tại và tương lai không chỉ là những công nghệ tiên phong mà còn là “đòn bẩy kép” để thúc đẩy hiệu quả quản trị, minh bạch hóa giao dịch và tối ưu hóa sản xuất. Vậy đâu là cơ hội và thách thức trong việc đầu tư phát triển hai lĩnh vực này tại Việt Nam?
Trước khi NVIDIA (tập đoàn công nghệ có vốn hóa hơn 3.500 tỷ USD) công bố thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI và mua lại một công ty công nghệ thuộc họ Vin tại Việt Nam thì chúng ta đã trở thành điểm sáng công nghệ trong khu vực.
Nhờ làn sóng đầu tư FDI từ các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, và gần đây là các doanh nghiệp fintech như MoMo, VNPay. Trong nước, hệ sinh thái startup công nghệ cũng phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain với các sản phẩm như Axie Infinity và các ứng dụng AI trong y tế, tài chính. Chính phủ cũng công bố chiến lược về blockchain, đệ trình Luật về tài sản số và đang triển khai các chương trình như Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025. Đồng thời thúc đẩy xây dựng các khu công nghệ cao tập trung như Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, hoặc hỗ trợ FPT xây dựng tổ hợp về AI ở Quy Nhơn, Bình Định.
Trong nước, hệ sinh thái startup công nghệ cũng phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain với các sản phẩm như Axie Infinity và các ứng dụng AI trong y tế, tài chính. Chính phủ cũng công bố chiến lược về blockchain, đệ trình Luật về tài sản số và đang triển khai các chương trình như Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025. Đồng thời thúc đẩy xây dựng các khu công nghệ cao tập trung như Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, hoặc hỗ trợ FPT xây dựng tổ hợp về AI ở Quy Nhơn, Bình Định.
Vậy tại sao hai công nghệ này được xác định là “lõi”, là “đòn bẩy” bảo đảm sự thành công của Chính phủ số, kinh tế số? Dưới đây là những ứng dụng nổi bật:
• Quản lý chuỗi cung ứng: Blockchain giúp chống hàng giả, đảm bảo truy xuất nguồn gốc trong các ngành dược phẩm, thực phẩm, thời trang. Ví dụ, Vietnam Blockchain Corporation (VBC) đã triển khai nền tảng blockchain để quản lý quy trình sản xuất nông nghiệp xuất khẩu.
• Tài chính phi tập trung (DeFi): Blockchain tạo cơ hội bứt phá cho các startup Việt Nam trong lĩnh vực fintech, hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới với chi phí vô cùng thấp và an toàn.
• Ứng dụng trong y tế: AI được sử dụng để phân tích hình ảnh y khoa, chẩn đoán bệnh nhanh chóng. Công ty VinBigData của Việt Nam đã phát triển thành công AI DrAid, hỗ trợ bác sĩ đọc và phân tích X-quang.
• Quản trị quốc gia thông minh: AI đang được triển khai trong các giải pháp Chính phủ số, hỗ trợ phân tích dữ liệu và quản lý dân cư tại các đô thị lớn.
Đương nhiên, với những công nghệ lõi mang tính tiên phong thì ở nước đang phát triển như Việt Nam là thiếu chuyên gia về AI, blockchain. Việt Nam cần khoảng 70.000 chuyên gia AI và blockchain vào năm 2025 nhưng hiện chỉ có chưa đến 10.000 người đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo báo cáo của Navigos Search, ngành AI và blockchain tại Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nhân tài, với tỷ lệ chỉ đáp ứng được 10-20% nhu cầu.
Thêm nữa, do các startup còn cực kỳ non trẻ nên lượng vốn đầu tư R&D còn hạn chế: Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam chỉ chiếm 0,53% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu (2,3%). Các chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ cao vẫn còn rời rạc, khiến các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và ưu đãi.
Ngoài ra một thách thức khác chính là hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ: Blockchain và AI đối mặt với rủi ro an ninh mạng và thiếu khung pháp lý rõ ràng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính số và dữ liệu cá nhân. Hệ thống dữ liệu quốc gia, trung tâm lưu trữ blockchain và AI còn manh mún, dẫn đến hiệu quả ứng dụng không đồng đều.
Từ thực trạng này, theo các chuyên gia công nghệ, muốn đạt được các mục tiêu về chuyển đổi số đã đặt ra, Việt Nam cần lập thêm nhiều Trung tâm nghiên cứu AI và blockchain công cộng, kết hợp với doanh nghiệp theo hình thức BT hoặc PPP để giải quyết các bài toán thực tiễn. Cạnh đó cần đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể, như ưu tiên cho thuê đất, miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư R&D trong blockchain và AI, như mô hình khởi nghiệp của Israel. Ngoài ra cần triển khai các chương trình liên kết giữa các viện, trường đại học và doanh nghiệp, tập trung vào các ngành kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Trong khi đó vẫn đảm bảo tiến độ phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia và hạ tầng blockchain để hỗ trợ giao dịch phi tập trung.
08:03:00 AM GMT+7Thứ 3, 29/04/2025
08:01:00 AM GMT+7Thứ 3, 29/04/2025
08:00:00 AM GMT+7Thứ 3, 29/04/2025
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global