Thứ 3, 08/10/2024 | English | Vietnamese
01:58:00 PM GMT+7Thứ 4, 11/09/2024
Theo các ngân hàng đầu tư, các công ty Nhật Bản đang tìm cách mua lại các công ty lớn nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế, nhằm bù đắp cho sự giảm sút tại thị trường trong nước.
Ông Yoshinobu Agu, Trưởng bộ phận sáp nhập và mua lại tại Citi ở Tokyo, cho biết trong vài năm qua, các công ty Nhật Bản đang tham gia vào các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) ngày càng lớn, cho thấy tham vọng của họ trong việc mở rộng kinh doanh và đầu tư đã tăng lên đáng kể.
Theo Recof Data, trong năm 2023, Nhật Bản đã ghi nhận khoảng 660 giao dịch M&A ở nước ngoài, tăng 6% so với năm trước đó.
Khoảng 30% các giao dịch được thực hiện tại Mỹ, phản ánh sự ưu tiên của các công ty Nhật Bản đối với quốc gia này. Tiếp theo là 44 giao dịch tại Vương quốc Anh, 42 giao dịch tại Singapore và 34 giao dịch tại Ấn Độ.
Theo S&P Capital IQ Pro, giá trị các thương vụ M&A tại nước ngoài trong năm 2023 đạt tổng cộng 50,5 tỷ USD, tăng khoảng 7% so với năm trước.
Một trong những thương vụ lớn gần đây là Nippon Steel, nhà sản xuất thép hàng đầu Nhật Bản, tìm cách mua lại U.S. Steel với giá khoảng 14 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này đã bị ảnh hưởng do tình hình bầu cử tại Mỹ.
Các thương vụ đáng chú ý khác bao gồm việc nhà sản xuất chip Nhật Bản Renesas Electronics mua lại công ty phần mềm Altium của Australia (Ô-xtrây-li-a) với giá 9,1 tỷ AUD (5,9 tỷ USD) trong một giao dịch toàn bằng tiền mặt và nhà xây dựng Nhật Bản Sekisui House mua lại công ty xây dựng nhà ở Mỹ MDC Holdings với giá 4,9 tỷ USD.
Mặc dù thị trường M&A nói chung của Nhật Bản nhỏ hơn so với các thị trường phát triển khác, nhưng các cải cách quản trị doanh nghiệp do chính phủ dẫn dắt đã thúc đẩy sự bùng nổ mới trong hoạt động M&A.
Theo ông Akihiro Kido, người đứng đầu M&A tại Mizuho Securities, các công ty Nhật Bản tìm kiếm các mục tiêu có trụ sở tại những nơi có tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu học trẻ.
Tại Mỹ, các công ty Nhật Bản có xu hướng mua lại toàn bộ cổ phần vì thị trường này khá minh bạch. Tuy nhiên, tại Đông Nam Á và Ấn Độ, họ thích nắm giữ cổ phần thiểu số trong cách công ty địa phương để tận dụng kinh nghiệm kinh doanh và các mối quan hệ chính trị của các giám đốc điều hành địa phương.
Theo ông Masuo Fukuda, Phó chủ tịch kiêm người đứng đầu ngân hàng đầu tư tại Citi ở Tokyo, cho biết sự suy yếu của đồng yen không ngăn cản các công ty Nhật Bản thực hiện M&A tại nước ngoài bởi vì họ tin rằng các giao dịch M&A này sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho doanh nghiệp.
Tài chính cho các giao dịch này không phải là vấn đề đối với các công ty Nhật Bản. Theo Bộ Tài chính, các công ty Nhật Bản, không bao gồm các tổ chức tài chính, đã có 600.900 tỷ yen (4.200 tỷ USD) dự trữ tiền mặt trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024.
Takashi Ohara, một đối tác tại công ty tư vấn Bain & Co. ở Tokyo, cho biết các công ty Nhật Bản đang giàu tiền mặt "đến mức chính phủ và các nhà đầu tư đều đang gây áp lực cho họ để thực hiện các giao dịch M&A.
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global