Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Về chính sách hỗ trợ đào tạo, khoa học và công nghệ, cần nghiên cứu có chương trình quốc gia về hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực và chương trình quốc gia về đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thiết lập thị trường công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, đẩy nhanh việc xây dựng “Chương trình hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất, chất lượng”, đưa Quỹ phát triển khoa học- công nghệ quốc gia vào hoạt động.

Thứ ba, 27-06-2017 | 14:15:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Về chính sách hỗ trợ đào tạo, khoa học và công nghệ, cần nghiên cứu có chương trình quốc gia về hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực và chương trình quốc gia về đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thiết lập thị trường công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, đẩy nhanh việc xây dựng “Chương trình hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất, chất lượng”, đưa Quỹ phát triển khoa học- công nghệ quốc gia vào hoạt động.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Ngân hàng Việt nam

Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Về chính sách hỗ trợ đào tạo, khoa học và công nghệ, cần nghiên cứu có chương trình quốc gia về hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực và chương trình quốc gia về đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thiết lập thị trường công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, đẩy nhanh việc xây dựng “Chương trình hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất, chất lượng”, đưa Quỹ phát triển khoa học- công nghệ quốc gia vào hoạt động.


Đơn vị phản hồi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Công văn: 1454/BKHCN - TĐC, Ngày: 10/05/2017

Nội dung trả lời:

Bộ KH&CN trong thời gian qua đã nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nâng cao trình độ, năng lực khoa học và công nghệ, cụ thể là:

1) Hỗ trợ các doanh nghiệp săn xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, và hỗ trơ các doanh nghiêp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011) thực hiện các nội dung:

-  Xây dựng và thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.

-  Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sàn xuất các sản phẩm chủ lực, sàn phẩm trọng điểm, sàn phẩm quốc gia.

-  Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ.

-  Tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong các nội dung nhiệm vụ của chương trình có nội dung về tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quàn lý doanh nghiệp. Hiện nay, việc xây dựng khung chương trình đào tạo và các giáo trình cơ bản về quản lý, quản trị công nghệ cho các đối tượng là cán bộ quản lý, phụ trách kỹ thuật, nghiên cứu trong các doanh nghiệp đang được tích cực ứiển khai. Chương trình đã thống nhất với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề và một số trường đại học về chương trình, kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành trong cả nước

2). Để hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tien, có khả năng cạnh tranh về tinh mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nưởc; tăng cường chuyên giao công nghệ, tiêp thu, làm chủ và ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế - kỹ thuật, cồng nghiệp then chốt; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và tiêm lực công nghệ quôc gia. Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010) tập trung thực hiện nội dung sau:

  • Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm quốc gia.
  • Sản xuất thử nghiệm sản phẩm quốc giạ, hình thành doanh nghiệp đi tiên phong sản xuất sản phẩm quốc gia.
  • Thương mại hóa sản phẩm và phát triển thị trường, hình thành ngành kinh tế-kỹ thuật dựa trên sản phẩm quốc gia.

3). Hướng đến việc nâng cao năng suất, chất lương của sản phăm hàng hóa và năng lưc canh tranh của doanh nghiêp Viêt Nam dựa trên nên tảng công nghệ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quỵết định 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Theo nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, cùng với các hỗ trợ để doanh nghiệp ở trung ương và địa phương có thể thực hiện nâng cao năng suất, chất lượng, còn có các hỗ trợ: xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; tổ chức đào tạo, bổi dưỡng kiến thức về năng suất và chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp. Đưa nội dung năng suất và chất lượng vào chương trình đào tạo của các trường dạy nghề, quản lý, nghiệp vụ về khoa học công nghệ.

4). Trong lĩnh vực công nghệ cao, thực hiện Quyết định số 2457/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phù về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình thành phần gồm: Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát ừiển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 về việc phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 về việc phê duyệt Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao.

5). về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ quản lỷ KH&CN, Bộ KH&CN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đe án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015) với trọng tâm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý, nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại của đội ngũ nhân lực KH&CN, hình thành lực lượng chuyên gia KH&CN trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đồng thời, để thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CPngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương ừình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc té, Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hấnh Quyết định số 2469/QĐ-TTg phê duyệt Đê án tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ữong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 trong đó Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Kê hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp triển khai các nội dung nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng cán bộ nghiên cứu trình độ cao trong các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục với các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

6). về phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Bộ KH&CN đang triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (Quyết định 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/013), ừong đó có các nội dung nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tiếp nhận các thành quả KH&CN từ tổ chức nghiên cứu, hình thành các tổ chức trung gian, môi giới chuyển giao công nghệ và các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ tại các địa phương, các vùng trong cả nước.

7). về hỗ trợ ứng dụng KH&CN vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ KH&CN đang ừiển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, trong từng giai đoạn 5 năm sẽ triển khai các nội dung nhiệm vụ các các địa phương để xây dựng được các mô hình ứng dụng, chuyên giao tiến bộ KH&CN có hiệu quà, cỏ quy mô phù hợp với vừng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, chuyển giao được các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát ừiển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho cán bộ quản lý và kỹ thuật viên cơ sở ở địa phương để có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý thường xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục mở rộng việc áp dụng các tiến bộ KH&CN đã được chuyên giao- Để tăng cường hơn nữa các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển KH&CN, tạo được nhiều sản phẩm với năng suất, chất lượng cao, Bộ KH&CN đang gấp rút hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi trong đó đưa ra các giải pháp về tài chính, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại, lành mạnh hóa thị trường công nghệ và môi trường kinh doanh ở Việt Nam đi đôi với kiểm soát công nghệ chuyển giao, bảo đảm môi trường xanh và phát ừiển bền vững đất nước.
Với những nỗ lực và định hướng về chính sách và đầu tư nguồn lực có tính chất lâu dài như vậy đối với việc hỗ trợ đào tạo KH&CN, nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thiết lập thị trường công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng, Bộ KH&CN mong muốn các doanh nghiệp sẽ tích cực tiếp cận, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ, cũng như là các Bộ, ngành liên quan để có thể tham gia, khai thác hiệu quả các chính sách hỗ trợ, các nguồn lực đầu tư để bảo đảm nâng cao được trình độ, năng KH&CN của doanh nghiệp một cách thiết thực nhất, đáp ứng được các yêu cầu phát ứiển kinh tế, xã hội của địa phương, vùng và quốc gia trong thời gian tới.

Ý kiến bạn đọc (0)