VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 6, 02/05/2025 | English | Vietnamese

Trang chủTin tổng hợpTP.HCM tiên phong phát triển kinh tế xanh - tài chính xanh

TP.HCM tiên phong phát triển kinh tế xanh - tài chính xanh

03:33:00 PM GMT+7Thứ 5, 01/05/2025

TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi mô tình tăng trưởng khi xác định kinh tế xanh là con đường phát triển bền vững .

Chuyển đổi kép: Xanh và số

Vào cuối tháng 4/2025, gần 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử đã được Sở Y tế và Trung tâm Chuyển đổi số TP. HCM cập nhật đồng bộ. Hồ sơ ghi nhận toàn bộ quá trình chăm sóc sức khỏe từ tiêm chủng, điều trị nội- ngoại trú, giúp người dân dễ dàng theo dõi tình trạng bản thân và người thân trên thiết bị di động.

Đó là nỗ lực của những người làm công tác chuyển đổi số của TP. HCM để phục vụ người dân tốt hơn, và cũng là một nhiệm vụ nằm trong mục tiêu 'chuyển đổi kép' mà TP.HCM đang tích cực theo đuổi: chuyển đổi xanh đồng thời với chuyển đổi số.

TP. HCM tiên phong chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh- tài chính xanh(ảnh minh họa)

Trong công nghiệp, thành phố tái cơ cấu theo hướng công nghệ cao với ba trung tâm trọng điểm về cách mạng 4.0, chuyển đổi số và R&D (nghiên cứu và phát triển).

Về dịch vụ, TP. HCM đã định hình hệ sinh thái tài chính với mạng lưới ngân hàng, chứng khoán, đầu tư dày đặc. Thành phố xây dựng khung phát triển xanh với bốn trụ cột: nguồn lực xanh, hạ tầng xanh, hành vi xanh và ngành tiên phong.

Hiện TPHCM triển khai khoảng 80 chương trình sản xuất xanh, xây dựng bộ tiêu chí đo lường phát thải, phát triển các mô hình huyện Cần Giờ xanh, trường học xanh, bệnh viện xanh. Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình, điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, du khách… là nội dung lớn trong khung chiến lược phát triển xanh của TP. HCM

Những tuần qua, sự kiện sáp nhập TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu thành TP. HCM mới được nhiều chuyên gia, người dân quan tâm, kỳ vọng hình thành một siêu đô thị vượt trội về quy mô, tiềm lực và khả năng kết nối.

Theo TS. Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, thì TP.HCM mới sẽ có hàng hải, trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính thương mại, du lịch biển đảo rất lớn.

Lợi thế của các đô thị riêng lẻ được hội tụ vào TP. HCM mới. Việc sáp nhập 3 địa phương sẽ cộng hưởng các yếu tố thuận lợi để phát triển thành một siêu đô thị đặc biệt của cả nước.

Sau Nghị quyết số 98 là Nghị quyết số 188 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị. Tiếp theo là phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM, trong đó Trung ương cho phép TP. HCM ban hành các cơ chế thử nghiệm (sandbox) liên quan đến blockchain, fintech, ngân hàng số.

Chuyển đổi xanh từ nền tảng tài chính xanh

Tại Hội thảo TP.HCM - Thành tựu 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Được nêu rõ, thành phố đã và đang chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, hướng đến cải thiện chất lượng tăng trưởng, chú trọng phát triển công nghệ cao, kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn.

Định hướng này tiếp tục được lãnh đạo thành phố tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4, diễn ra trung tuần tháng 4/2025. Theo đó, chính quyền thành phố đang hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khung chiến lược này có bốn nội dung, gồm: phát triển nguồn lực xanh; xây dựng hạ tầng xanh; phát triển hành vi xanh; xác định ngành và lĩnh vực tiên phong.

tp-hcm-tu-tren-cao-1653576272599141979320-1252.jpg

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đang triển khai chính sách tài chính đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 và thu hút vốn đầu tư xanh qua trái phiếu xanh đô thị và PPP xanh.

TP.HCM xác định kinh tế xanh là con đường phát triển bền vững, và đã thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi mô tình tăng trưởng. TP. HCM cũng kêu gọi đầu tư vào 28 dự án xanh, thuộc các lĩnh vực điện tử, vi mạch, trung tâm dữ liệu tại Khu công nghệ cao, giao thông, xử lý nước thải và chỉnh trang đô thị, với giá tổng giá trị 160.000 tỷ đồng.

TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về cơ chế đặc thù cho TP. HCM, đánh giá tín dụng xanh là yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất - kinh doanh theo hướng bền vững hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng, trong bối cảnh xu hướng phát triển bền vững ngày càng được chú trọng.

Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng xanh trên tổng dư nợ tín dụng còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ của nền kinh tế. Với TP. HCM, dù có sáng kiến phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho 34 dự án, nhưng chuyên gia đánh giá giá trị phát hành còn nhỏ so với tổng nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và quản lý chất thải.

Một báo cáo của IFC ước tính các cơ hội đầu tư về khí hậu của Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ đô la vào năm 2030, tập trung vào năng lượng, giao thông và xây dựng xanh.

Tuy nhiên, khó khăn hiện hữu là chưa có danh mục phân loại xanh, cơ chế ưu đãi về thuế, phí với các sản phẩm tài chính xanh chưa hoàn thiện, thiếu hụt nhân sự chuyên trách đánh giá và thẩm định dự án xanh. Các sản phẩm như trái phiếu xanh và các công cụ tài chính bền vững khác cũng thiếu sự đa dạng.

Chính quyền TP. HCM cũng chủ động nâng mục tiêu tăng trưởng từ năm 2025 lên 10%, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đồng thời, xác định chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng xanh và tuần hoàn là lựa chọn tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa đảm bảo cho người dân một môi trường sống lành mạnh.

Chuyển đổi số: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng

Hiện chuyển đổi số không chỉ là xu thế mà còn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế số đã len lỏi vào mọi mặt đời sống, từ chợ truyền thống đến doanh nghiệp lớn, mang lại tiện ích cho người dân và đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế. Năm 2022, kinh tế số chiếm 18,66% GRDP TP. HCM và tăng lên 21,5% vào năm 2023.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tiến trình này, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch hỗ trợ các DNNVV chuyển đổi số đến năm 2025. Theo đó, 100% DNNVV sẽ được nâng cao nhận thức, với ít nhất 60% sử dụng nền tảng số để tối ưu hóa hoạt động. Thành phố cũng xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật.

TP. HCM đang quyết liệt chuyển mình để trở thành đầu tàu kinh tế số vào năm 2030, với mục tiêu kinh tế số đóng góp 25% GRDP vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030, theo Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị.

Theo lãnh đạo sở Khoa học- Công nghệ, chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là thay đổi tư duy và quy trình làm việc. Hạ tầng viễn thông, Internet băng thông rộng và bảo mật thông tin đang được thành phố đầu tư mạnh mẽ. Đồng thời, xây dựng khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân được xem là ưu tiên hàng đầu

TheoTrần Lê (Tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global