Thứ 6, 29/11/2024 | English | Vietnamese
05:07:00 PM GMT+7Thứ 5, 17/10/2024
Ghi nhận tại VietnamPlas 2024 trưng bày không chỉ các giải pháp tái chế bền vững, mà còn một loạt sản phẩm, gồm: máy ép phun tiên tiến, dây chuyền ép đùn hiện đại đến máy thổi màng cải tiến...
Ngày 16/10, Triển lãm quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp nhựa và cao su (VietnamPlas 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, với sự tham gia của 700 đơn vị đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Triển lãm năm nay do Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (VINEXAD) và Công ty TNHH Yorkers Trade & Marketing Service, cùng một số đơn vị xúc tiến thương mại tổ chức, mang lại một diễn đàn giao lưu, tiếp cận công nghệ hiện đại trong ngành công nghiệp nhựa và cao su.
Các đơn vị tham gia đến từ Việt Nam, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Iran, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ… giới thiệu đa dạng công nghệ mới, góp phần phát triển sản xuất theo hướng tự động hóa, kỹ thuật số hoá và chuyển đổi xanh bền vững.
Đặc biệt, ghi nhận tại VietnamPlas 2024 trưng bày không chỉ các giải pháp tái chế bền vững, mà còn một loạt sản phẩm, gồm: máy ép phun tiên tiến, dây chuyền ép đùn hiện đại đến máy thổi màng cải tiến, máy làm túi cơ khí chính xác, máy trộn hiệu suất cao, máy cắt công nghiệp, máy nén, nguyên liệu chất lượng và phụ gia chuyên dụng… Những công nghệ này, được kỳ vọng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế nói riêng trong cải thiện, nâng cao khả năng sản xuất tiên tiến ngành nhựa và cao su.
Theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có để phát triển khi quy định EPR (Cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong tuân thủ quy định tái chế sản phẩm, bao bì), có hiệu lực thi hành bởi doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Vì vậy, những tiến bộ trong công nghệ tái chế nhựa và nhựa sinh học khẳng định cam kết trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm làm từ nhựa và tài nguyên từ chất thải nhựa.
Còn đại diện Ban tổ chức cho biết, với sự đồng hành của hàng loạt dơn vị xúc tiến thương mại, đầu tư, cũng như mạng lưới hiệp hội như Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hội Cao su - Nhựa Tp. Hồ Chí Minh (RUPA), Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam (VWRA), Hội Tự động hóa Tp. Hồ Chí Minh (HAuA)… còn cho thấy VietnamPlas 2024 là điểm đến tin cậy và được mong chờ hàng năm của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chuỗi hội thảo chuyên ngành sẽ tập trung vào những thách thức về môi trường mà ngành nhựa và cao su đang đối mặt trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 cũng được tổ chức xuyên suốt thời gian diễn ra hội thảo từ ngày 16-19/10/2024.
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global