VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 2, 07/10/2024 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nghiệpChậm chân 'xanh hóa', nguy cơ mất lợi thế toàn diện

Chậm chân 'xanh hóa', nguy cơ mất lợi thế toàn diện

11:55:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/09/2024

Theo lãnh đạo Pro Sports, ngành dệt may Việt Nam vốn đã mất dần lợi thế cạnh tranh vì không phát triển theo chuỗi giá trị như sợi, dệt nhuộm mà chỉ tập trung vào may, nay, nếu các nhà máy không chịu đầu tư vào chuyển đổi xanh, ngành dệt may có thể mất lợi thế toàn diện.

Đi trước nhưng đi chậm

Trong những năm gần đây, các vấn đề về giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải nhà kính được quan tâm hơn bao giờ hết khi thay đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Xu hướng tiêu dùng xanh được chú trọng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải chuyển mình, không chỉ cho ra đời những sản phẩm xanh, mà còn đòi hỏi quy trình sản xuất đồng thời xanh hoá.

Dệt may - một trong những ngành sản xuất lớn nhất toàn cầu cũng không nằm ngoài xu hướng này. Một số quốc gia châu Âu đã bắt đầu xây dựng những chế tài liên quan đến việc phát thải carbon trong chuỗi giá trị của các nhãn hàng, do đó các tập đoàn lớn và các nhãn hàng thời trang quốc tế đã đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về môi trường đối với các nhà cung cấp ở các “công xưởng thế giới”, bắt đầu tìm đến những nhà máy có chứng chỉ xanh như LEED của Mỹ.

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Phan Chính Quý, Tổng giám đốc Tập đoàn Pro Sports, cho biết Việt Nam tiếp cận khá sớm với các tiêu chuẩn xanh nhưng việc triển khai lại khá chậm. “Trước năm 2016, Việt Nam có khoảng 20 doanh nghiệp dệt may có chứng chỉ xanh. Tuy nhiên đến năm 2023, số lượng doanh nghiệp có chứng chỉ xanh chỉ dừng lại ở mức dưới 30 đơn vị, trong khi Bangladesh dù xếp sau chúng ta ở thời điểm trước năm 2016 nhưng đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp đạt chứng chỉ này”, ông Quý cho biết.

Dù đi sớm, nhưng lại đi chậm trong việc xanh hóa đã dẫn đến việc để tuột mất đơn hàng vào tay các quốc gia đối thủ trong ngành dệt may. Theo đó, năm 2023, trong bối cảnh cầu trên thế giới sụt giảm, ảnh hưởng đến số lượng đơn hàng dệt may của Việt Nam, việc ít doanh nghiệp có chứng chỉ xanh đã làm các đơn hàng dịch chuyển sang Bangladesh - quốc gia đầu tư vào xanh hóa ngành dệt may rất mạnh mẽ. Nhờ đó, Bangladesh có cú “lội ngược dòng” ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may, đẩy Việt Nam quay trở lại vị trí thứ 3.

TheoNgọc Thu (Tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global