VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 3, 08/10/2024 | English | Vietnamese

Trang chủTin tổng hợpChính phủ chỉ đạo xử lý kiến nghị của VAFIE về trái phiếu doanh nghiệp

Chính phủ chỉ đạo xử lý kiến nghị của VAFIE về trái phiếu doanh nghiệp

09:27:00 AM GMT+7Thứ 2, 23/09/2024

Sau khi nhận được báo cáo kết quả Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp và bền vững" của VAFIE, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chuyển Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Ảnh: TTO

Ngày 19/9, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước để xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và quy định các vấn đề được nêu tại báo cáo của VAFIE về Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp và bền vững".

Cụ thể, công văn nêu rõ, ngày 22/8/2024, Văn phòng Chính phủ đã nhận văn bản số 55/HHDNĐTNN của VAFIE gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp và bền vững".

Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022, Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản số 55 của VAFIE đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền theo quy định.

Trước đó, ngày 18/6/2024, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn (cơ quan thuộc VAFIE) đã tổ chức Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp và bền vững" và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả và những đề xuất đã được đưa ra tại Hội thảo.

Một số đề xuất nổi bật, gồm:

- Tăng quy mô, minh bạch hoá thị trường: Một số ý kiến chuyên gia đề xuất, cần có các giải pháp nhằm tăng tính minh bạch cho thị trường, rà soát, sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định 153, Nghị định 65, Nghị định 08 và Nghị định 155 theo hướng tăng cường minh bạch thông tin, tăng cường vai trò của các tổ chức trung gian, xếp hạng tín nhiệm, kế toán/kiểm toán hoặc chế độ báo cáo thông tin bắt buộc...; thúc đẩy phát hành trái phiếu ra công chúng, mở rộng cơ sở nhà đầu tư.

- Đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng: Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, áp dụng hạ tầng công nghệ trong vận hành, quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất quan trọng. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng cần rà soát pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng hướng tới phát triển minh bạch, an toàn và bền vững hơn.

- Mở rộng cơ sở nhà đầu tư: Muốn phát triển cơ sở như đầu tư, các chuyên gia nhấn mạnh yêu cầu xây dựng các quy định cụ thể về quỹ hưu trí tự nguyện, bao gồm hướng dẫn chi tiết về thành lập, hoạt động, cơ chế đóng góp và quyền lợi của người tham gia. Đồng thời, cần có quy định rõ ràng về phân bổ tài sản theo mức độ rủi ro cho các quỹ này.

Bên cạnh đó, việc nới lỏng quy định đầu tư cho các định chế tài chính cũng rất cần thiết. Cụ thể, có thể xem xét nâng tỷ lệ đầu tư tối đa vào TPDN cho công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư, đồng thời cho phép các quỹ hưu trí đầu tư linh hoạt hơn vào TPDN có xếp hạng tín nhiệm tốt.

- Đánh giá kỹ tác động của các nghị định, kịp thời sửa đổi, bổ sung: Hiện nay có 3 nghị định (NĐ153/2020/NĐ-CP, NĐ65/2022/NĐ-CP và NĐ 08/2023/NĐ-CP) quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế; và Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán có quy định về phát hành TPDN ra công chúng. Tuy nhiên, một số điều của Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã hết hiệu lực quay lại áp dụng Nghị định 65/2022/NĐ-CP với những yêu cầu cao hơn, dẫn tới lo ngại tạo rào cản đối với hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ. Vì vậy, cần có rà soát, khảo sát hay đánh giá cụ thể để có những sửa đổi kịp thời, phù hợp.

- Quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản và các dự án hình thành trong tương lai: Hiện có khoảng 70% trái phiếu lưu hành không có tài sản đảm bảo và 30% trái phiếu lưu hành có tài sản đảm bảo, trong đó bất động sản vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, số 32/2024/QH15 ban hành tại điều 114 đã không cho phép các NHTM có quyền được tham gia các dịch vụ quản lý (Luật Các Tổ tức tín dụng 2010 cho phép điều này). Với quy định này, NHTM sẽ không được tham gia quản lý tài sản đảm bảo trong đó có bất động sản trong các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Dẫn tới, những doanh nghiệp bất động sản (chiếm khoảng 22% theo giá trị phát trong tháng 7/2024) hay những doanh nghiệp muốn dùng tài sản đảm bảo là bất động sản hay các dự án hình thành trong tương lai gặp khó trong việc phát hành trái phiếu cũng như tìm đơn vị quản lý toàn bộ tài sản đảm bảo.

Các ý kiến tại Hội thảo mong muốn có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nên tạo cơ chế cho các tổ chức tín dụng có quyền được quản lý tài sản đảm bảo đặc biệt là loại hình bất động sản và các dự án được hình thành trong tương lai, có thể nghiên cứu ban hành Thông tư của Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về vấn đề này.

TheoĐình Vũ (Tạp chí điện tử Nhà đầu tư)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global