VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 2, 27/01/2025 | English | Vietnamese

Trang chủTin tổng hợp'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

09:21:00 AM GMT+7Thứ 4, 08/01/2025

Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ.

Đột phá về thể chế và cách mạng về tinh gọn bộ máy

Năm 2025, Quốc hội giao cho Chính phủ mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%. Tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điệp mạnh mẽ với mục tiêu phải tăng tốc, bứt phá hướng tới mức tăng trưởng trên 8% và kỳ vọng đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới.

Khi các nguồn lực tăng trưởng truyền thống đang có dấu hiệu suy giảm, việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao như vậy là tương đối thách thức.

Đột phá về thể chế và cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2045 là nước có thu nhập cao thì trong năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất là 8% như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

"Đến giai đoạn năm 2026 - 2030, phải phấn đấu tăng trưởng đạt hai con số ở mức khoảng 10%. Sau đó, từ năm 2031 - 2045 đạt 6,5 đến 7%, bởi tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần cho dù chúng ta nỗ lực, cố gắng và quyết tâm vì lúc bây giờ quy mô kinh tế của Việt Nam rất lớn, tỷ lệ tăng trưởng sẽ chậm dần do phải so sánh với mức nền rất cao của giai đoạn trước. Nếu làm được những điều này, mục tiêu trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại hoàn toàn khả thi”, ông Lực phân tích.

Ông Lực nhấn manh, "dù thách thức nhđiều này rất khả thi nếu chúng ta quyết tâm triển khai thực hiện. Theo đó, cần quyết tâm thực hiện một cách nhanh, gọn và hiệu quả hai chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước là đột phá về thể chế và cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy".

“Phải thực sự đột phá, từ khâu làm luật cho đến khâu thực thi và giám sát luật. Đặc biệt, phải từng bước tháo gỡ khó khăn đang diễn ra càng nhanh càng tốt, để qua đó huy động và giải phóng nguồn lực hiệu quả hơn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng là khi chúng ta cải cách tốt về thể chế thì tăng trưởng kinh tế sẽ rất tích cực. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cũng cần phải khai thác tốt hơn nguồn lực tăng trưởng mới này”, ông Lực đề xuất

Đồng thời, TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng, phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng mới đến từ những lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh còn rất nhiều dư địa để phát triển. Cần chú trọng phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh bên ngoài có rất nhiều thách thức, rủi ro về địa chính trị còn cao, căng thẳng thương mại có nguy cơ leo thang, kéo theo xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng trên toàn cầu.

Với cộng đồng doanh nghiệp, ông Lực đề xuất, trong năm 2025, cần chú trọng cơ cấu lại hoạt động và kiểm soát rủi ro tài chính, dòng tiền thông qua các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, và lãi suất; nắm bắt các xu hướng lớn như phát triển kép "xanh hóa và số hóa" bằng cách xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG)…

Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ

TS. Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thừa nhận, tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo là "bài toán" vô cùng khó đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến khó lường.

Trong khi đó, Việt Nam lại là một nền kinh tế có độ mở lớn, chịu tác động nhanh, mạnh từ diễn biến bên ngoài.

Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ.

Tuy nhiên, dù khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới, nếu biết tận dụng, chắt chiu những lợi thế sẵn có và tạo ra những lợi thế mới, tạo động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Theo TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ. Tổng Bí thư đã chỉ rõ những điểm nghẽn và đốc thúc việc khơi thông những điểm nghẽn này. Tư duy đó cần được thẩm thấu vào hệ thống.

Ông Cung cũng nhấn mạnh, Chính phủ cần tiên phong đưa tư duy đột phá trong xây dựng pháp luật, cải cách thể chế nào vào thực tế. Thời gian tới cần tập trung bỏ bớt các quy định pháp luật đang là rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cần phân cấp, phân quyền triệt để hơn cho địa phương, để địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Việc phân cấp, phân quyền này đi cùng với việc mở không gian của pháp luật ở trung ương sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo của địa phương, các địa phương sẽ cạnh tranh nhau trong phát triển. Cùng với đó, phải thay đổi cách đánh giá, theo kết quả thay vì theo quy trình, mở ra không gian và cả áp lực để địa phương nỗ lực đạt những mục tiêu đề ra.

Về vấn đề nhân lực, TS Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh cần phải làm rõ nội hàm của điều này để có chiến lược phát triển phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh những động lực trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, nhất là đường bộ cao tốc được kéo dài và mở rộng ra nhiều địa phương, giúp tăng kết nối liên vùng. Cùng với đó, đường điện cao thế 500kV mạch 3 được đưa vào khai thác giúp đảm bảo ổn định năng lượng giữa các vùng kinh tế, nhất là vào mùa khô.

Ngoài ra, một số chính sách mới được ban hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu… giúp hoàn hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi minh bạch, từ đó sẽ tạo ra động lực và khí thế mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

TheoKỳ Thư (Tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global