VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 4, 27/11/2024 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nghiệpCông nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển còn khiêm tốn

Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển còn khiêm tốn

11:03:00 AM GMT+7Thứ 6, 01/11/2024

Tiến bộ khoa học công nghệ và sự tăng tốc nhanh chóng của toàn cầu hóa, ngành điện tử đang đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có. ‌Song, công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử còn khá khiêm tốn cần giải pháp căn cơ.

Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử vẫn còn khiêm tốn.

Tăng trưởng nhưng còn hạn chế

Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây và tiềm năng thị trường rất lớn. ‌Đặc biệt, trong lĩnh vực điện tử, điện gia dụng phát triển chưa từng có và đóng vai trò thiết yếu trong mọi mặt của cuộc sống, từ sản xuất, thương mại, y tế, giáo dục cho đến giải trí... 

Sản xuất linh kiện điện tử trong dây chuyền của VNPT Technology tại Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Khắc Kiên

Sản xuất linh kiện điện tử trong dây chuyền của VNPT Technology tại Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Khắc Kiên

Theo Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Điện tử Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương: DN Việt có thể là được các sản phẩm linh phụ kiện ở tầm trung và cao nhiều. Vị thế của DN  điện tử trong chuỗi cung ứng ngày càng được nâng lên.

Minh chứng cho điều đó, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2024 của ngành công nghiệp điện tử đạt 97 tỷ USD, xuất siêu trên 9 tỷ USD. Đây là những con số cho thấy sự đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu của cả nước. Bởi công nghiệp điện tử vẫn đang dẫn đầu trong công nghiệp chế biến chế tạo có kim ngạch xuất khẩu cao. 

"Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử là 109 tỷ USD. Với đà phát triển 9 tháng năm 2024 tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đạt 10%, dự báo năm nay sẽ tăng lên 120 tỷ USD" - bà Thúy Hương nói.

Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương. Ảnh: Khắc Kiên

Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương. Ảnh: Khắc Kiên

Tuy nhiên, về vấn đề hiện DN vẫn gia công nhiều, làm sao để sản xuất sâu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, bà Thúy Hương nêu quan điểm, ngành công nghiệp điện tử nói riêng, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung đang là DN có quy mô nhỏ và vừa hiện đang thiếu 3 yếu tố cơ bản. Thứ nhất, thiếu vốn để mở rộng sản xuất, vốn để đầu tư cho thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, nâng vị thế của DN trong chuỗi cung ứng ở hàm lượng giá trị gia tăng.

Thứ hai, vấn đề nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản trị, vận hành sản xuất đang còn yếu. Có một số người Việt đủ khả năng nhưng đã số vẫn phải thuê người nước ngoài. Đây là một trong những điểm nghẽn mà các  DN Việt buộc phải vượt qua.

Thứ ba, Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã có nhiều chương trình hỗ trợ  DN  nâng cao năng lực, nhưng cũng mong muốn sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu đào tạo nhân lực tập trung, trọng điểm. Mặt khác, bản thân DN tiếp cận nguồn thông tin về lĩnh vực này.

Cởi gỡ điểm nghẽn

Từ thực tế, TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME) thẳng thắn: công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử hiện nay đang ở mức khá khiêm tốn, chỉ chiếm 36% DN tham gia cung ứng. Hiện các sản phẩm điện tử, đặc biệt là công nghệ thường xuyên thay đổi liên tục. Cứ 3 - 6 tháng có sản phẩm mới được ra đời, ngoài sản phẩm cứng, sản phẩm phần mềm được các DN, tập đoàn lớn, đa quốc gia theo xu hướng của người tiêu dùng luôn cập nhập thay đổi.

TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME). Ảnh: Khắc Kiên

TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME). Ảnh: Khắc Kiên

Ngoài ra, thay đổi về chức năng giao diện về điện tử vòng đời sử dụng chỉ từ 9 tháng đến 1 năm.... Đó cũng là những áp lực đối với các sản phẩm công nghiệp điện tử trong việc xử lý các vi mạch cần nhanh để đáp ứng các nhu cầu. Điện tử áp dụng vào trong các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất cũng yêu cầu về mặt sản lượng và chất lượng đòi hỏi tự động hóa nhưng vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực và thế giới.

Đồng quan điểm, bà Thúy Hương chỉ ra, chính sách hỗ cho ngành công nghiệp điện tử hiện mới có Nghị định 111 nên còn hạn chế để phát triển. Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo về Công nghiệp trọng điểm, trong đó có công nghiệp hỗ trợ được đưa vào là một trong những hạng mục quan trọng, trung tâm của chiến lược phát triển giai đoạn tới.

"Do đó, mong Luật Công nghiệp hỗ trợ sớm được ban hành để cho ngành, đặc biệt là công nghiệp điện tử phát triển, sớm tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu" - bà Thúy Hương nói.

Dây chuyển sản xuất của máy tính Thánh Gióng. Ảnh: Khắc Kiên

Dây chuyển sản xuất của máy tính Thánh Gióng. Ảnh: Khắc Kiên

Dưới góc độ DN, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Truyền thông và Máy tính Thánh Gióng Lại Hoàng Dương cho rằng: để bắt tay vào hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử, các DN Việt Nam phải chuẩn bị một nguồn lực rõ ràng, có chỉ tiêu, mục đích trong thời gian cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần rất nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, hoạt động có thể tiếp cận được các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ sản xuất chíp bán dẫn. Đơn cử, hiện tại để tiếp cận các công nghệ thấp hơn 14 nano Best, DN cần có sự hỗ trợ, cũng như mua các bản quyền sáng chế để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, các DN sản xuất điện tử cũng đang rất vướng mắc trong việc tìm các nguồn vốn đầu tư. Các trang thiết bị công nghiệp ở sản xuất điện tử hiện đại giá thành rất cao và việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề khi các  DN Việt Nam tiếp cận. 

Việt Nam cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực điện và điện tử, song những đề tài này đang nằm ở trong các kho tư liệu do Nhà nước quản lý, bởi nguồn ngân sách nghiên cứu do nhà nước cung cấp. "Các DN điện tử mong được tiếp cận các nguồn tư liệu này thông qua việc hợp tác đấu giá, hoặc có thể Nhà nước cho thuê để sản xuất ra những thiết bị điện tử phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, cũng như có khả năng cung cấp trên toàn cầu" - doanh nhân này đề nghị.

Đồng thời cho biết, về chính sách thuế, các DN điện tử cũng được đối xử cũng như các DN sản xuất khác. Nhưng sẽ thiếu nguồn động lực nên mong sẽ tạo ra các hành lang để giúp cho các DN  điện tử có thể được hỗ trợ một phần kinh phí khi đầu tư nghiên cứu vào sản phẩm để ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, hoặc chất bán dẫn...

TS Mạc Quốc Anh nêu qua điểm, để hỗ trợ DN điện tử phát triển đòi hỏi sự hỗ trợ tăng cường liên kết, hợp tác với các nền công nghiệp lõi như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có hàng chục năm phát triển. Còn về chính sách, cập nhập nhận chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh. Cùng với đó, đầu tư mạnh vào nguồn lực, có nhiều công trình nghiên cứu khao học ở các vụ viện, trường đại học. Bởi không đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực cao rất khó điều hành công nghệ mới, cùng như không sản xuất được từ những ý tưởng sáng tạo, thương mại hóa các sản phẩm đủ sức cạnh tranh.

Số liệu cho thấy, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam lần lượt đạt 57,3 tỷ USD và 88 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 26% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu nhóm hàng này lần lượt đạt 52,8 tỷ USD và 79,1 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

TheoKhắc Kiên (Báo điện tử Kinh tế & Đô thị)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global